hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này thì sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành, do vậy khi kiểm kê phải xác định không chỉ khối lượng mà còn cả mức độ hoàn thành của chúng trên cơ sở đó qui đổi sản phẩm làm dở cuối kỳ ra sản phẩm hoàn thành tương đương để tính toán, xác định chi phí sản phẩm làm dở.
- Đối với những chi phí bỏ 1 lần ngay từ đầu qui trình công nghệ thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau.
D đk + C
D ck = * Q d
Q ht + Q d
Trong đó:
D đk,ck : Chi phí của sản phẩm dở đầu kỳ,cuối kỳ. C: Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ.
Q ht, d : Số lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Đối với các chi phí bỏ dần theo mức độ chế biến sản xuất sản phẩm như CPNCTT, CPSXC sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.
D đk + C D ck = * Q d’ Q ht + Q d’ Q d’ = Q d * M% Trong đó M%: mức độ hoàn thành.
Q d’: sản phẩm làm dở đã qui đổi theo mức độ hoàn thành D đk,ck : Chi phí của sản phẩm dở đầu kỳ,cuối kỳ.
C: Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ.
Q ht, d: Số lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có CPNVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ CPSX trong kỳ.
- Nhược điểm:Khối lượng tính toán nhiều. - Ưu điểm:Độ chính xác cao.