Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HTI (Trang 33 - 35)

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến tran g Ngày mở sổ

2.4.1.Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một

hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định.

 Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán:

+ Bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ kế toán trước.

+ Số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loai 3, loại 4 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối kế toán.

+ Số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 0).

 Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ riêu trên bảng cân đối kế toán, công ty đã làm tốt các công việc sau:

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các tài khoản, sổ kế toán liên quan, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của đơn vị và các đơn vị có liên quan.

+ Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và điều chỉnh kịp thời số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán đúng với kết quả kiểm kê.

+ Khóa sổ kế toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. + Chuẩn bị mẫu biểu quy định.

 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:

+ Cột “ Số đầu năm”: được căn cứ vào số liệu ở cột “ Số cuối kỳ” của bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. + Cột “ Số cuối kỳ”: được căn cứ vào các tài khoản ( cấp 1, cấp 2) trên các sổ kế toán có liên quan đã khóa sổ ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán để ghi. Cụ thể:

Những chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán có nội dung phù hợp với số dư các tài khoản thì căn cứ trực tiếp vào số dư các tài khoản đẻ ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: số dư Nợ của các tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Tài sản”; còn số dư Có của các tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Nguồn vốn”.

Các trường hợp ngoại lệ: các tài khảon liên quan đến dự phòng và tài khoản hao mòn TSCĐ tuy có số dư Có nhưng vẫn phản ánh các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Tài sản” bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) ( hoặc ghi đỏ).

Các chỉ tiêu thanh toán liên quan đến các tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng”; tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán” phải căn cứ vào số dư của các tài khoản ( sổ) chi tiết , tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng. Các chi tiết số dư Nợ tổng hợp lại để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần “ tài sản”, các chi tiết dư Có tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần “ Nguồn vốn”, không được bù trừ lẫn nhau.

Các tài khoản 412 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; 413 “ Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá” và tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có

số dư ở bên Nợ hoặc bên Có nhưng luôn được ghi ở phần “ Nguồn vốn”; nếu dư Có ghi bình thường, nếu dư Nợ ghi đỏ. Tài khoản 419 “ Cổ phiếu quỹ” có số dư bên Nợ cũng ccược ghi bên nguồn vốn và ghi đỏ.

Chỉ tiêu “ Các khoản phải thu khác” được tính bằng cách tổng cộng số dư bên Nợ của các tài khoản 1388, 333, 334… và chỉ tiêu “ Các khoản phải trả, phải nộp khác” được tính bằng cách tổng cộng số dư bên Có của các tài khoản thanh toán liên quan như 338 ( trừ 3381 và 3387).

Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khảon mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cụ thể: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn. Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HTI (Trang 33 - 35)