Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TDBL TẠI CHI NHÁNH THANH XUÂN – BIDV TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 28 - 30)

Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa có sự khác biệt

Các sản phẩm dịch vụ mà BIDV cung cấp nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm mới nhưng thường là các sản phẩm mà các ngân hàng thương mại khác đã cung cấp trên thị trường. BIDV chưa có một sản phẩm dịch vụ

vẫn phụ thuộc vào hệ thống kênh phân phối truyền thống, việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ khách hàng tới khách hàng còn chưa đầy đủ.

Chất lượng cung cấp dịch vụ chưa thực sự cao

Công nghệ ứng dụng trong hoạt động ngân hàng còn hạn chế

Sản phẩm của hoạt động TDBL đòi hỏi hoạt động công nghệ thông tin hiện đại, tuy nhiên cơ sở công nghệ còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đặc biệt là đối với các sản phẩm như ATM, thanh toán phụ thuộc vào việc cung cấp đường truyền của các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, hoặc trong xử lý các giao dịch có tần suất hoạt động cao có biểu hiện quá tải, tốc độ xử lý chậm ảnh hưởng đến việc giải phóng khách hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao

Đội ngũ cán bộ trẻ và năng động nhưng còn non kém về kinh nghiệm. Kỹ năng giao tiếp của cán bộ trực tiếp giao dịch đặc biệt đối với khách hàng còn kém, chưa được đào tạo thành người bán hàng chuyên nghiệp. Các nhân viên chưa có ý thức trong việc tạo dựng hình ảnh của chi nhánh thông qua cách giao tiếp với khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn giao dịch với ngân hàng.

Hoạt động marketing triển khai khách hàng còn yếu

Công tác tuyên truyền quảng cáo hình ảnh thương hiệu chưa được chú trọng và chuyên nghiệp, do đó hình ảnh của BIDV tới khách hàng chưa sâu rộng đặc biệt là một số sản phẩm mới.

Chi nhánh cũng chưa chú trọng đến công tác marketing, chưa có bộ phận chuyên sâu làm công tác này như bộ phận nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới. Việc quảng cáo đã được thực hiện nhưng còn chưa đồng bộ. Các băng rôn quảng cáo đôi khi bị che khuất càng làm giảm hiệu quả của hoạt động marketing cũng như việc thu hút khách hàng vào giao dịch.

Chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động TDBL, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ TDBL.

Mạng lưới, kênh phân phối mỏng

Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa

dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, giao dịch thanh toán với khách hàng cá nhân còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình thức thanh toán bằng điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng.

Nền khách hàng mỏng

Nền khách hàng hiện có của chi nhánh rất mỏng (chủ yếu nhận bàn giao BIDV Hà Thành), với tổng dư nợ nhận bàn giao gần 30 tỷ VNĐ, số dư huy động vốn đến 31/12/2008 mới đạt 115 tỷ đồng (trong đó hơn 20% là khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng mới do chi nhánh từ tiếp thị về).

Kết thúc chương II chúng ta đã phân tích được tình hình thực tế của hoạt động phát triển khách hàng tại chi nhánh Thanh Xuân. Từ năm 2009 đến nay chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn chưa thể hài lòng với những con số đấy. Vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế và từ nguyên nhân gây ra các hạn chế đó khi chuyển sang chương III chúng ta sẽ nghiên cứu các giải pháp phát triển khách hàng TDBL mà chi nhánh nên áp dụng trong thời gian tới để đạt được mục tiêu phát triển chung cũng như mục tiêu phát triển trong lĩnh vực TDBL

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TDBL TẠI CHI NHÁNH THANH XUÂN – BIDV TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY (Trang 28 - 30)