HS: Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:1. Ổn định: 1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
Bài toán: Một đội công nhân 8 người sửa xong một đoạn đường trong 12 ngày. Biết mức
làm của mỗi người như nhau. Hỏi:
a) Nếu đội công nhân có 12 người thì sửa xong đoạn đường đó trong mấy ngày? b) Muốn sửa xong đoạn đường trong 6 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?
3. Bài mới:
Hoạt động dạy Hoạt động học
HĐ 1: Làm bài 1.
-Yêu cầu HS đọc đề, xác định đề và tóm tắt bài toán.
-GV cho HS n/xét: Cùng số tiền đó, khi giá tiền mỗi quyển vở giảm đi thì số quyển vở mua được thay đổi như thế nào? -Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-GV theo dõi giúp đỡ HS còn yếu.
-GV nhận xét bài HS làm và chốt lại cách giải (HS có thể giải một trong 2 cách sau) Tóm tắt: 3000 đồng/1quyển: 25 quyển 1500 đồng/1quyển : ? quyển Cách 1 : Người đó có số tiền là: 3 000 x 25 = 75 000 (đồng)
Nếu mỗi quyển vở giá 1 500 đồng thì mua được số vở là: 75 000 : 15 = 50 (quyển) Đáp số : 50 quyển Cách 2: 3 000 đồng gấp 1 500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1 500 đồng thì mua được số vở là: 25 x 2 = 50 (quyển)
Đáp số : 50 quyển
- HS đọc đề, xác định đề và tóm tắt bài toán.
- Nêu nhận xét bài toán. - 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-GV hướng dẫn tương tự bài 1.
-GV cho HS nhận xét: Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân hằng tháng của mỗi người sẽ thay đổi thế nào?
Tóm tắt: 3người : 800 000 đồng/ người/ tháng 4 người : ? đồng/ người/ tháng
Bài giải: Tổng thu nhập của gia đình đó là:
800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Khi có thêm 1 người con thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người đã giảm là: 800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
Đáp số : 200 000 đồng.
HĐ 3: Làm bài 3.
- GV hướng dẫn tương tự bài 1.
- GV cho HS nhận xét: Mức đào của mỗi người như nhau, nếu số người gấp lên một số lần thì số mét mương đào được thay đổi thế nào?
-HS có thể tóm tắt và giải một trong 2 cách sau: Tóm tắt: 10 người : 35m
Thêm 20 người : ? m Bài giải:
Cách 1
Số người sau khi tăng thêm là: 10 + 20 = 30 (người)
30 người gấp 10 người số lần là:: 30 : 10 = 3 (lần)
Một ngày 30 người đào được số mét là: 35 x 3 = 105 (m) Đáp số : 105 m
Cách 2
20 người gấp 10 người số lần là: 20 : 10 = 2 (lần)
Một ngày 20 người đào được số mét mương là:
35 x 2 = 70 (m)
Sau khi tăng thêm 20 người thì một ngày đội đào được số mét mương là: 35 +70 = 105 (m) Đáp số : 105 m
HĐ 4: Làm bài 4.
-GV hướng dẫn tương tự bài 1.
-GV cho HS nhận xét: Số gạo không thay đổi, khi khối lượng gạo dựng trong mỗi bao tăng lên thì số bao gạo cần để đựng hết số gạo đó sẽ thay đổi thế nào?
Tóm tắt: Mỗi bao 50 kg : 300 bao
- HS đọc đề, xác định đề và tòm tắt bài toán.
- Nêu nhận xét bài toán. - 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - HS nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc đề, xác định đề và tòm tắt bài toán.
-Nêu nhận xét bài toán. -1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. -HS nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc đề, xác định đề và tóm tắt bài toán.
-Nêu nhận xét bài toán. -1HS lên bảng làm, lớp
Mỗi bao 75 kg : ? bao Bài giải: Số kg xe chở được nhiều nhất là :
50 x 300 = 15000 (kg)
Nếu mỗi bao gạo nặng 75 kg thì số bao chở được nhiều nhất: 15000 : 75 = 200 (bao )
Đáp số : 200 bao
làm vào vở.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
4. Củng cố: -Yêu cầu HS nêu lại 2 cách giải của dạng toán tỉ lệ.
5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”.
Ngày soạn: ngày 27 tháng 9 năm 2006
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2006
TẬP LAØM VĂN:
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I.Mục đích yêu cầu:
-Củng cố cho HS các kiến thức về văn tả cảnh đã học.
-HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, đúng thể thức (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài).
-HS cần bày tỏ tình cảm của mình với cảnh được tả. Trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV : Viết sẵn nội dung cấu tạo của bài văn tả cảnh lên bảng phụ. HS : Chuẩn bị vở viết.
III. Các hoạt dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
H.Đọc đoạn văn tả cơn mưa?
H.Hãy trình bày kết quả quan sát cảnh trường học của em?
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
a) Xác định yêu cầu đề bài: -Yêu cầu HS đọc các đề ở SGK.
H:Em chọn đề nào? Đề bài yêu cầu tả gì? Trọng tâm đề bài là gì?
b) Tìm ý lập dàn ý:
- GV treo bảng phụ có ghi cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Gọi 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một bài văn tả cảnh.
- GV nhắc HS chú ý: Ổn định trật tự. Chuẩn bị vở viết. 1 em nhắc lại đề. 1 em đọc, lớp theo dõi. Theo dõi. - Mởû sách theo dõi. - Chú ý, lắng nghe.
+ Dàn bài gồm ba phần cân đối hợp lý
+ Phần mở bài nên giới thiệu cảnh thật tự nhiên. Phần thân bài chú ý tìm cách diễn đạt để người đọc hình dung được cảnh thật sinh động cụ thể, mỗi ý mỗi chi tiết, mỗi đặc điểm của cảnh em cầm tìm từ ngữ tả âm thanh, màu sắc, đường nét của cảnh, sử dụng phương pháp so sánh, nhân hoá phù hợp. Phần kết bài nên viết ngắn hơn nêu được tình cảm của mình với cảnh được tả.
HĐ2: Thực hành
- Mỗi HS viết bài theo đề bài tự chọn trong 3 gợi ý. - Quan sát học sinh làm bài, nhắc nhở học sinh thiếu tập trung.
- Từng cá nhân thực hiện viết bài.
4. Củng cố - Dặn dò
- Thu bài, nhận xét tiết học. - Nộp bài và lắng nghe nhận xét. - Chuẩn bị bài Luyện tập làm báo cáo thống kê.
_____________________________________________
KĨ THUẬT:
Đính khuy bấm (tiết 3)
I.Mục tiêu:
-HS nắm được quy trình đính khuy bấm và cách trang trí, đánh giá sản phẩm.
- HS đính khuy bấm đúng quy trình, đúng kĩ thuật và biết trang trí sản phẩm của mình đẹp. - Rèn luyện HS tính tự lập, kiên trì, sáng tạo và cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm. HS +GV: sản phẩm tiết trước, kim chỉ khâu, khuy bấm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học. 3. Bài mới:
Hoạt động dạy GV Hoạt động học HS
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
HĐ 3 (tiếp): HS thực hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đính khuy bấm. - GV kiểm tra sản phẩm tiết trước.
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS đính một khuy trong thời gian khoảng 20 phút tiếp vào phần vải chỗ khuy đã đính tiết trước. Hướng dẫn HS đọc yêu
-HS nhắc lại cách đính khuy bấm.
cầu cần đạt của sản phẩm (SGK/16), làm xong các em tự trang trí sản phẩm của mình cho đẹp.
- GV cho HS thực hành theo cá nhân đính khuy bấm – GV quan sát, uốn nắn hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ 4: Đánh giá sản phẩm.
-Gọi HS nêu các yêu cầu cách đánh giá sản phẩm (SGK/16).
-Y/cầu HS các nhóm (nhóm theo bàn) đánh giá xếp loại sản phẩm các bạn cùng nhóm mình và chọn ra bài làm đẹp.
- GV tổ chức cho vài nhóm trưng bày sản phẩm đẹp của nhóm mình bằng cách dán trên bảng lớp.
- GV cử 2-3 HS đánh giá sản phẩm của các nhóm dán trên bảng lớp theo các yêu cầu đã nêu, để chọn ra nhóm làm đúng và đẹp nhất.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
- HS thực hành theo cá nhân đính khuy bấm.
- HS nêu các y/c cách đánh giá sản phẩm, HS khác đọc thầm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm đẹp của nhóm mình lên bảng lớp. -2-3 em làm giám khảo đánh giá sản phẩm của bạn. 4. Củng cố – Dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. -Dặn dò HS chuẩn bị 1 mảnh vải, kim, chỉ, kéo, … để học bài “Thêu chữ V”.
_______________________________________________
TOÁN:
Luyện tập chung I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS về cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó, các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
-HS giải được các bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó, các bài toán liên quan đến mối quan hệ tỉ lệ đã học.
-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài.
HS:Tìm hiểu bài.