Thiết kế bè nuôi

Một phần của tài liệu Giao trình MD 02 chuẩn bị bè nuôi hàu (Trang 36)

1.1. Các loại hình bè nuôi

Nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm có thể sử dụng bè nổi hoặc bè cố định treo giá thể.

- Hệ thống nuôi hàu Thái Bình Dương bằng can nhựa + Ưu điểm:

Mô hình nuôi này không phụ thuộc vào độ sâu vực nước, chất đáy. Chăm sóc quản lý dễ dàng

+ Nhược điểm:

Chi phí cao, dễ bị hư hỏng do tác động của điều kiện tự nhiên: sóng, gió, bão lũ,....

Tốn công lao động cho việc vệ sinh thiết bị nuôi

Không di chuyển được giàn nuôi đi khi điều kiện môi trường thay đổi

Hình 2.2.2: Bè nuôi hàu cố định - Nuôi hàu Thái Bình Dương bằng hệ thống bè nổi + Ưu điểm:

Dễ thực hiện, quá trình kiểm tra, chăm sóc dễ dàng hơn Không phụ thuộc vào độ sâu vực nước và chất đáy + Nhược điểm:

Thao tác phức tạp hơn, hệ thống cồng kềnh

Chi phí cao, dễ bị hư hỏng do tác động của điều kiện tự nhiên: sóng, gió, bão lũ,....

Hình 2.2.3: Nuôi hàu bằng bè nổi 1.2. Kích thước

Mỗi bè nuôi có kích thước khoảng 10m x 10m; dưới có 9 phao nâng bè, sẽ tạo được 500 dây cho hàu bám.

Hình 2.2.4: Bè nuôi hàu Thái Bình Dương 1.3. Hệ thống phao

Hình 2.2.5: Phao bằng xốp - Phao nổi bằng can nhựa

Hình 2.2.6: Phao bằng can nhựa - Phao nổi bằng thùng phuy nhựa

Hình 2.2.8: Neo bằng sắt

- Neo bè nuôi hàu Thái Bình Dương bằng bê tông có khối lượng 120 - 150kg.

Hình 2.2.9: Neo bằng bê tông

- Neo bè nuôi hàu Thái Bình Dương bằng cọc gỗ có đường kính 12 -15cm, chiều dài từ 3 - 5m.

Hình 2.2.10: Nọc dùng để cắm xuống buộc dây neo 1.5. Công trình phụ trên bè

Bè nuôi hàu Thái Bình Dương cần thiết kế và xây dựng công trình phụ trợ phục vụ quá trình chăm sóc quản lý bè nuôi.

Công trình phụ trợ trên bè nuôi có thể là nhà ở, kho chứa dụng cụ nuôi,

nhà vệ sinh,... Diện tích của công trình phụ trợ trên 6m2, là nơi ở, trông coi bè

nuôi hàu. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người nuôi có thể lựa chọn xây dựng diện tích phụ trợ phù hợp yêu cầu.

- Dao - Cưa - Máy khoan - Đục - Búa - Gang tay - Khẩu trang Hình 2.2.12: Máy khoan Hình 2.2.13: Đục Hình 2.2.14: Búa Hình 2.2.15: Cưa

2.2. Chuẩn bị vật tư làm bè

Vật tư làm bè nuôi hàu Thái Bình Dương bao gồm: - Tre

- Gỗ

- Phao xốp hoặc phuy nhựa - Dây cước - Đinh vít - Dây kẽm - Dây thừng - Ốc vít - Đinh

Hình 2.2.18: Gỗ làm bè nuôi Hình 2.2.19: Tre luồng

Hình 2.2.22: Bu lông Hình 2.2.23: Đinh tán

3. Lắp ráp khung bè nuôi

3.1. Chọn loại hình bè nuôi

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên tại khu vực chọn vị trí nuôi mà người nuôi lựa chọn loại hình bè nuôi phù hợp, đặc biệt là phụ thuộc vào độ sâu, chất đáy vùng nuôi.

Hiện nay, người nuôi hàu Thái Bình Dương chủ yếu lựa chọn mô hình nuôi hàu bằng bè nổi.

Hình 2.2.24: Khung bè nuôi hàu 3.2. Chọn kích thước bè nuôi

Kích thước bè nuôi hàu Thái Bình Dương phụ thuộc vào hình thức và quy mô nuôi. Để hạn chế tác động của sóng gió, thủy triều và thuận tiện di chuyển bè nuôi khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như: bão lũ, môi trường nuôi không phù hợp,...

Người nuôi nên lựa chọn kích thước bè nuôi phù hợp: với kích cỡ chiều rộng (4 - 5m) x chiều dài (9 - 10m) hoặc chiều rộng (9 - 10m) x chiều dài (9 - 10m). Số lượng phao phụ thuộc vào kích thước của phao nổi, thông thường

khoảng từ 6 - 9 phao trên một bè diện tích 50 - 100m2.

Hình 2.2.25: Bè nuôi hàu Thái Bình Dương 3.3. Chọn vật liệu làm bè

Vật liệu làm bè nuôi hàu Thái Bình Dương phụ thuộc vào điều kiện sẵn có tại địa phương, gia đình.

Vật liệu làm bè chủ yếu được sử dụng là tre, gỗ,...

Hình 2.2.27: Bè làm bằng gỗ

Dây dùng để cố định bè nuôi: dây thừng, dây cước, dây kẽm chống rỉ, đinh vít,....

Hình 2.2.28: Dây cước buộc bè Ø=2-3mm

Hình 2.2.30: Dây thép buộc bè Ø=2-3mm 3.4. Lắp ráp khung bè nuôi

Công việc lắp ráp khung bè nuôi hàu Thái Bình Dương được thực hiện trên bờ, sau đó tiến hành đưa ra vị trí nuôi.

Các xà gồ được liên kết chặt chẽ với nhau bởi các bu lông sắt 14 16

dài 20cm . Các thanh dọc nằm trên, các thanh ngang nằm dưới, chỗ giao nhau giữa đà dọc và đà ngang được khoan để bắt bulông giữ hai đà vuông góc với nhau.

* Thao tác lắp ráp khung bè nuôi: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ - Gỗ, tre làm khung bè - Thước đo - Cưa - Dao - Búa - Bu lông - Gang tay - Dây cước - Đinh vít

Bước 2: Lắp ráp khung bè nuôi

- Dùng thước đo xác định kích thước bè nuôi hàu

- Dùng các thanh gỗ ghép lại với nhau có chiều dài, chiều rộng tương ứng xác định.

- Nếu thanh gỗ không đủ chiều dài thì nối các thanh gỗ lại với nhau bằng đinh vít bằng bản lề để tạo độ chắc chắn.

4.1. Chọn loại phao 4.1.1. Phao xốp

Phao làm bằng xốp cách nhiệt xerepho nhưng nén ở chế độ rắn chắc hơn. Phao thường có hình khối chữ nhật hoặc hình trụ tròn.

Tuy nhiên, phao xốp sau thời gian sử dụng lâu sẽ bị hư hỏng và loại thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm. Do vậy hiện nay khuyến cáo người nuôi hạn chế sử dụng phao xốp làm phao nổi để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hình 2.2.31: Phao xốp nén chưa bọc bạt nilon 4.1.2. Phao phuy nhựa

4.2. Chọn kích thước phao

- Phao xốp hình trụ tròn có kích thước tương tự thùng phuy nhựa đường kính 60cm, cao 90cm, phao hình khối chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 50cm, cao 60cm và yêu cầu cường độ chịu nén, chịu uốn cũng tương tự như trình bày trên, phao nhựa cần được bọc bằng bạt xác rắn có tráng nilon để nước biển và sinh vật biển đỡ xâm hại.

- Hình trụ tròn, đường kính 60 cm, cao 90cm.

4.3. Lắp ráp hệ thống phao

Hệ thống phao giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống bè nuôi, công trình phụ trợ phía trên bè. Do vậy hệ thống phao phải đảm bảo nhẹ, độ bền cao, thân thiện với môi trường.

Phao được cố định vào khung lồng bằng dây sợi cước có đường kính 3- 4mm hoặc dây cước sợi 3 - 4mm. Mỗi phao cố định ở hai đầu và có ít nhất 2 đường dây chạy.

Tính thể tích phao:

- Đối với phao có dạng khối chữ nhật, vuông, thể tích phao bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao.

- Đối với phao dạng ống tròn (tre nguyên cây, ống nhựa…), thể tích phao được tính như sau:

Thể tích phao = 0,785 x đường kính x đường kính x chiều dài

Bảng 2.2.1: Sức nâng của một số dạng phao được sử dụng phổ biến như sau

Loại phao Quy cách Sức nâng tính gần đúng

(kg)

Thùng phuy (sắt, nhựa) Cao 0,9m, Ф 0,6m 200kg

Ống nhựa uPVC

Dài 4m, Ф 220mm 150kg

Dài 4m, Ф 168mm 85kg

Dài 4m, Ф 114mm 40kg

Phao nhựa dạng mô đun 507 x 507 x 430 mm 125kg

hoặc theo quy cách SX

Phao xốp 1 x 0,5 x 0,6m 300kg

Hình 2.2.33: Buộc phao vào khung lồng * Thao tác lắp ráp hệ thống phao:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

- Phao xốp hoặc thùng phuy nhựa - Dây cước

- Kéo - Kìm - Gang tay

Bước 2: Lắp ráp hệ thống phao

- Đặt phao dọc phía dưới hai thanh gỗ;

- Yêu cầu khi đặt phao phải để cân giữa hai bên thanh gỗ;

- Dùng kéo cắt dây cước thành các đoạn có chiều dài khoảng 3 - 4m; - Luồn dây cước phía dưới phao, kéo dây cước lên phía trên thanh đà và vắt chéo quá thanh đà bên kia;

- Tiến hành quấn 3 - 4 vòng quanh hai thanh gỗ, sau đó cố định mối buộc thật chặt.

- Cứ như vậy, mỗi một phao xốp cố định hai mối ở phía đầu của phao; - Bố trí số lượng, khoảng cách giữa các phao nổi sao cho hợp lý tùy theo diện tích của bè nuôi và yêu cầu sử dụng.

Hình 2.2.34: Phao được cố định vào khung bè

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Các loại hình bè nuôi hàu Thái Bình Dương? So sánh ưu, nhược điểm của các hình thức nuôi trên?

2. Bài tập thực hành

Bài thực hành số 2.2.1: Thiết kế bè nuôi hàu Thái Bình Dương Bài thực hành số 2.2.2: Lắp ráp bè nuôi

Bài thực hành số 2.2.3: Lắp ráp hệ thống phao Bài thực hành số 2.2.4: Lắp ráp hệ thống neo Bài thực hành số 2.2.5: Lắp ráp công trình phụ trợ

C. Ghi nhớ

- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư đầy đủ; - Lên sơ đồ, thiết bị bè nuôi;

Bài 3: Đặt và cố định bè Mã bài: MĐ 02-03 Mục ti u

- Mô tả được thao tác đặt và cố định bè nuôi hàu Thái Bình Dương;

- Thực hiện được thao tác di chuyển bè nuôi, cố định bè, làm cầu công tác và làm nhà trông coi;

- Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, nghiêm túc và an toàn.

A. Nội dung

1. Tìm hiểu thời tiết khí hậu

- Dựa vào thông tin thời tiết trên báo, đài, tivi,… - Dựa vào mùa trong năm

- Dựa vào điều kiện thời tiết tại vùng nuôi

Kết luận: Di chuyển khung bè nuôi vào những ngày không có mưa, không có gió to, sóng lớn, nên di chuyển vào ngày nước lớn nhất.

2. Chuyển khung bè đến vị trí nuôi

2.1. Lựa chọn tàu, thuyền kéo bè

Tùy thuộc vào số lượng ô lồng và kích thước lồng bè để chọn công suất của tàu kéo đến vị trí đặt lồng bè. Thông thường sử dụng tàu có công suất máy từ 32CV đến 44CV tùy theo số lượng khung bè để sử dụng tàu có công suất máy phù hợp.

2.2. Chọn thời gian di chuyển khung bè

Thời gian di chuyển lồng bè thích hợp khi triều cường và ở đỉnh cao nhất hoặc kéo xuôi dòng khi thủy triều rút nhằm hạn chế lực cản của thủy triều lên. Thời tiết bão, sóng lớn hoặc giông lốc không được di chuyển bè đến vị trí chọn nuôi.

bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo.

3. Cố định khung bè

3.1. Xác định hướng dòng chảy

Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều. Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương.

3.2. Xác định hướng gió

Hướng gió có tác động một phần đến di chuyển lồng bè nuôi. Di chuyển ngược gió làm cản trở quá trình kéo của tàu và tăng tải trọng. Cần căn cứ vào mùa gió để có phương pháp và sử dụng công suất tàu kéo phù hợp với tải trọng của lồng bè và sức cản của gió.

Hình 2.3.2: Cố định lồng bè nuôi theo hướng gió và dòng chảy 3.3. Cố định bè nuôi bằng neo

3.3.1. Neo

Một cụm ô lồng (10 ô) thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định

cụm bè không bị trôi dạt, neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió hoặc dùng cọc gỗ bằng gỗ bạch đàn hay gỗ táu dài 2 – 3m, đường kính 80 – 90mm, đóng sâu vào nền đáy mềm cách mặt đáy 50cm.

Hình 2.3.3: Các loại neo phổ biến đang sử dụng 3.3.2. Dây neo

Dây neo là dây nilon hoặc dây bằng sợi cước, đường kính dây neo 32 

35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo

có thể dài từ 50  100m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho

dây chìm, đỡ cản tàu thuyền đi lại làm đứt dây neo.

Hình 2.3.4: Dây neo bằng sợi cước

Một bè nuôi hàu Thái Bình Dương diện tích khoảng 80-100m2 thường

dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng

cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc). Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió.

Hình 2.3.5: Nút buộc neo Hoặc sử dụng nút thắt cổ

Hình 2.3.6: Nút thắt cổ Cột các dây phụ vào cọc, gốc cây

trên bờ bằng nút thuyền chài.

Hình 2.3.8: Cố định dây neo vào khung lồng bè

3.4. Cố định bè nuôi bằng cọc gỗ (lọc gỗ)

Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 80 - 90mm, dài 3,5- 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m.

Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Ø32 - Ø35.

Hình 2.3.9: Đóng cọc neo

4. Lắp ráp bè nuôi

4.1. Chọn vật liệu

Vật liệu dùng để làm thanh đà treo giá thể nuôi hàu Thái Bình Dương chủ yếu được sử dụng là tre luồng có chiều dài khoảng 8-10m, đường kính 8- 10cm. Tre luồng sử dụng làm thanh đà treo giá thể nuôi hàu cần phải được ngâm trước khi sử dụng nhằm tăng độ bền của tre, chống mối mọt.

Hình 2.3.10: Tre luồng 4.2. Buộc thanh đà treo giá thể

- Đặt các cây tre theo chiều ngang hoặc chiều dọc của khung bè nuôi hàu Thái Bình Dương tùy thuộc vào chiều dài của cây luồng.

- Đặt các cây tre (luồng) cách nhau khoảng 30 - 40cm. Nếu trường hợp tre (luồng) quá nhỏ chúng ta có thể ghép 2 cây lại với nhau để tăng sức chịu lực khi treo giá thể.

Hình 2.3.11: Buộc thanh đà treo giá thể

- Tiến hành dùng dây cước có đường kính khoảng 2-3mm, để buộc các thanh đà với khung của bè nuôi.

+ Bước 1: Luồn dây cước chéo qua khung bè và thanh đà, quấn mỗi lượt từ 2 - 3 vòng.

+ Bước 2: Siết chặt dây, sau đó cố định hai đầu dây lại với nhau.

Hình 2.3.13: Bè nuôi đã được cố định

5. Làm cầu công tác

5.1. Lựa chọn vật liệu làm cầu

Thiết kế, làm cầu công tác để thuận tiện cho người nuôi đi lại, chăm sóc quản lý bè nuôi hàu. Vật liệu làm cầu có thể sử dụng tre hoặc gỗ, đảm bảo bền, chắc chắn.

Nếu sử dụng cây tre làm cầu công tác cần đường kính khoảng 6 - 8cm, chiều dài khoảng từ 4 - 5m trở lên. Ghép các cây tre lại với nhau khoảng 4-5 cây tạo thành cầu đi lại.

Hoặc sử dụng gỗ làm cầu công tác có độ dày khoảng 2 - 3cm, bề rộng khoảng 10 - 15cm.

5.2. Thao tác làm cầu công tác * Chuẩn bị dụng cụ làm cầu: - Dao - Cưa - Búa - Thước kéo - Đinh tán - Dây cước - Gang tay

Hình 2.3.14: Thước kéo Hình 2.3.15: Đinh tán * Chuẩn bị vật tư làm cầu:

Một phần của tài liệu Giao trình MD 02 chuẩn bị bè nuôi hàu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)