LỐP XE, CÁC GỐC ĐẶT BÁNH XE: 1 Bảo dưỡng lốp xe:

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa xe Camry 3.5Q (Trang 25)

1. Bảo dưỡng lốp xe:

Sau một thời gian sử dụng, thì lốp là chi tiết chúng ta cần quan tâm chăm sóc đầu tiên, lốp là chi tiết giúp xe chuyển động trên mặt đường và chịu toàn bộ trọng lượng của xe.

Lốp sẽ bị hao mòn sau những quãng đường đi, đến thời gian bảo dưỡng định kỳ, chúng ta sẽ đảo lốp. Có rất nhiều cách để đảo lốp nhưng phải đúng kỹ thuật.

Nguyên nhân phải đảo lốp định kỳ là do lốp trước và lốp sau bị mài mòn với tốc độ khác nhau. Thông thường, khi đánh tay lái, ma sát sẽ khiến lốp trước

mòn nhanh hơn. Đối với xe có động cơ đặt trước, lốp trước chịu 60% trọng tải chiếc xe và đóng vai trò là điểm đặt công suất máy, bất kể chiếc xe đó dẫn động cầu trước hay cầu sau. Hơn nữa, bánh trước phải chịu 80% lực phanh nên lốp trước mòn nhanh hơn lốp sau. Thông thường, thứ tự mòn đối với xe tay lái thuận nhiều nhất ở lốp trước bên phải, đến lốp trước bên trái, lốp sau bên phải và cuối cùng là lốp sau bên trái.

Hình 1.d.1. Các kiểu đảo lốp với xe không có lốp dự phòng.

Vì vậy, các lốp phải được thay đổi vị trí cho nhau từ trước ra sau theo nguyên lý lốp mòn nhiều nhất thay cho lốp mòn ít nhất. Đảo lốp nên thực hiện vài lần trong vòng đời của lốp theo quy trình của nhà sản xuất nhằm cân bằng mức độ mòn và tăng tối đa tuổi. Tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn sử dụng, đảo lốp có thể áp dụng theo các cách tuỳ thuộc hệ dẫn động của xe. Đối với xe dẫn động cầu trước, thứ tự đảo tuân theo lốp sau phải ra trước trái, lốp sau trái ra trước phải, lốp trước trái ra sau trái, trước phải ra sau phải (hình A). Ngoài ra, xe dẫn động cầu trước có thể đổi lốp theo kiểu chéo toàn bộ (hình B).

Trong trường hợp xe có bánh dự phòng, nó sẽ thay cho bánh nào mòn nhiều nhất và bánh được thay sẽ thành bánh dự phòng. Đối với xe dẫn động cầu trước, bánh dự phòng thay cho bánh trước bên phải nhưng lắp vào bánh sau bên phải, còn bánh sau bên phải lên bánh trước bên trái, bánh trước bên trái xuống

bánh sau trái, bánh sau bên trái sẽ lên bánh trước phải (hình A). Đối với xe dẫn động cầu sau, bánh dự phòng được thay cho bánh trước bên trái và tuân theo thứ tự của hình C.

Hình 2.d.1. Kỹ thuật đảo lốp với xe có bánh dự phòng.

Thời gian đảo lốp phụ thuộc nhiều vào chủng loại và hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên, hầu hết các hãng khuyên cáo nên đảo lốp định kỳ trong khoảng 8.000-10.000 km.

2. Cách đặt góc bánh xe:

Xe phải có các tính năng vận hành ổn định trên đường thẳng, chạy theo đường vòng và khả năng phục hồi để chạy trên đường thẳng, khả nằng làm mềm các chấn động truyền từ bánh xa đến hệ thống treo.

Vì vậy, bánh xe được lắp đặt với những góc độ nhất định so với mặt đất và với hệ thống treo riêng. Những góc này được gọi chung là góc đặt bánh xe.

Góc đặt bánh xe có 5 yếu tố sau đây: Góc camber.

Góc caster.

Góc nghiêng của trục lái ( Kingpin).

Độ chụm của bánh xe ( Góc chụm, độ chụm, độ choãi). Bán kính quay vòng ( góc bánh xe, góc quay vòng).

Nếu một trong những yếu tố này không thích hợp thì có thể xuất hiện các vấn đề sau đây:

Khó lái.

Lái không ổn định.

Trả lái trên đường vòng kém. Tuổi thọ của lốp giảm.

Hình 1.d.2. Các góc đặt bánh xe.

Hệ thống treo và trục có độ bền cao hơn trước đây, và mặt đươncgf lại bằng phẳng nên bánh xe không cần nghiêng dương nhiều như trước. Vì vậy góc camber được giảm xuống bằng 0. Nếu bánh xe có độ camber dương hoặc âm quá lớn thì sẽ làm cho lôp xe mòn không đều. Nếu bánh xe có độ camber âm quá lớn thì phần phía trong của lốp xe bị mòn nhanh, còn nếu bánh xe có độ camber dương quá lớn thì phần phía ngoài của lốp xe bị mòn nhanh

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa xe Camry 3.5Q (Trang 25)

w