Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt xã an thịnh tỉnh bắc ninh và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này (Trang 58)

IV. Đất chưa sử dụng 62,29 9,

CHƯƠNG 3: LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA XÃ AN THỊNH

3.2.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường

Rác thải sinh hoạt trong môi trường sẽ bị phân hủy theo thời gian, đặc biệt là rác thải hữu cơ, thời gian phân hủy của nó diễn ra nhanh. Vì vậy, khi rác thải phát sinh cần phải được thu gom ngay để đảm bảo không gây mùi, và mất vệ sinh môi trường.

a. Đối với môi trường không khí

Khu vực rác thải sinh hoạt không được thu gom hoặc những khu vực bãi rác chứa rác thải đã thu gom nhưng nơi đây chưa có biện pháp xử lý hoặc chất kìm hãm mùi rác thải gây ô nhiễm bầu không khí nơi đây, ảnh hưởng đến sức khỏe của ngưới dân lân cận xung quanh.

Tại địa bàn xã An Thịnh rác thải sau khi thu gom được luân chuyển đến bãi rác đặt trên địa bàn thôn Cáp Thủy. Tuy nhiên, lượng rác thải chỉ được tập kết về đây, thành phần rất đa dạng: vỏ chai, lông gà, lông lợn, xác động vật, túi nilon… dễ bị thối rữa mà cơ quan quản lý không có bất cứ một biện pháp xử lý nào, rác thải phân hủy gây ra mùi hôi thối. Ngoài ra, một số hộ dân còn ra đây đốt giấy bóng, túi nilon gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí của người dân thôn Cáp Thủy và các thôn lân cận.

Các khu chợ, hoặc những nơi công cộng thì đa số rác thải được chất thành đống nhỏ nằm rải rác, hoặc vứt lộn xộn khắp khu chợ. Tuy nhiên, nó được thu gom, quét dọn trong ngày, rác chưa kịp phân hủy nên không gây mùi. Ngoài ra, đằng sau khu chợ Đò có một bãi đất trống nên lượng rác thải sinh hoạt trong các quán ăn của một số hộ vứt đổ bừa bãi ra đây (Hình 3.4).

Hình 3.4. Rác thải sinh hoạt phát sinh bởi khu chợ Đò

b. Đối với môi trường đất

Môi trường đất xung quanh bãi rác xã đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước rác thải của bãi rác này. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo thành dịch lỏng ngấm vào đất. Đặc biệt là sau mỗi trận mưa, nước mưa chảy tràn nó không những ảnh hưởng đến nước ngầm ở tại vị trí mà còn lan rộng và ảnh hưởng tới lượng nước ngầm khu vực lân cận.

Chất thải xây dựng như: gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông... Trong đất khó phân hủy, làm đất bị chai cứng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Các loại thuốc này sau khi sử dụng người dân địa phương thường có thói quen vứt ngay xuống bờ mương, ruộng lúa làm hàm lượng thuốc dư thừa ngấm ngay vào đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật đất làm suy thoái môi trường đất.

Ngoài ra, khi người dân tự do đốt rác trên bãi rác thải làm nhiệt độ của đất tăng cao, gây chết vi sinh vật có lợi cho đất và làm đất trở nên chai cứng.

c. Đối với môi trường nước

Rác chất thành đống trên bãi rác của xã nên nước rác thải chảy xuống bờ mương cung cấp nước tưới cho cánh đồng lúa liền kề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tưới này, không những vậy nước rác thải còn chảy qua các hệ thống mương máng vào các ao nuôi cá của hộ nuôi lân cận. Cuối năm 2011 một số hộ nuôi cá phản ánh cá chết hàng loạt mà nguyên nhân chính là do nguồn nước rác thải chảy vào.

Ngoài ra, tại một số nơi trong xã, trên mặt mương, bờ kênh, mương, rác thải trôi nổi trên mặt nước hoặc chất thành đống nhỏ trên cạnh bờ, khi mưa lượng rác này sẽ bị cuốn trôi hoặc chảy xuống mương nước chảy làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước chính để tưới cho toàn bộ cây trồng của các hộ nông nghiệp tại xã, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạch nước ngầm.

Hình 3.5. Rác thải vứt bừa bãi cạnh mương nước chảy 3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã An Thịnh

3.3.1.Thực trạng quản lý RTSH tại xãAn Thịnh

Hiện nay, phương thức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã là theo thôn, xóm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ủy ban nhân dân xã.

Trên địa bàn xã có 8 thôn, mỗi thôn có 1 nhân viên được thôn phân đi thu gom. Ngoài ra, có thêm 1 nhân viên thu gom riêng rác thải phát sinh bởi khu chợ Đò.

3.3.1.1.Thu gom, vận chuyển và phân loại rác thải sinh hoạt Thu gom:

+ Thiết bị và phương tiện thu gom:

Thiết bị và phương tiện thu gom được ủy ban nhân dân xã cấp cho toàn bộ các thôn và nhân viên thu gom hàng ngày đến địa điểm cất giữ dụng cụ thu gom và tiến hành thu gom.

Bảng 3.6. Thiết bị và phương tiện thu gom

Chỉ tiêu Số lượng

Công nhân thu gom 9 (công nhân)

Xe đẩy rác 9 xe/ 8 thôn

Quần áo bảo hộ lao động 1 bộ/công nhân/năm

Găng tay 1 đôi/người/tháng

Ủng chân cao su 2 đôi/người/ năm

Xẻng 1 chiếc/người

Chổi 2 chiếc/người

Mũ 1 mũ/người

Qua bảng số liệu cho thấy: Thiết bị và phương tiện thu gom của công nhân còn quá hạn chế. Dụng cụ vệ sinh được cấp cho công nhân thu gom không đầy đủ như: Chưa có khẩu trang bảo hộ lao động và các dụng cụ thu gom sẽ bị hỏng theo thời gian nhưng thời gian để được cấp thì quá lâu, quần áo bảo hộ chỉ được cấp 1 bộ/năm. Ngoài ra, qua khảo sát thực tế thấy các xe đẩy tay và dụng cụ thu gom rất cũ và thô sơ.

+ Hình thức, thời gian, tần suất thu gom:

Hộ gia đình Trường học Trạm y tế Đường làng Chợ

Nguồn rác thải

Các xe thu gom rác tay

Bãi chứa rác đặt tại thôn Cáp Thủy

Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Thịnh

Hình thức thu gom: Rác thải của xã được thu gom theo hình thức thủ công. Nguồn rác thải phát sinh từ các hộ gia đình được công nhân đẩy các xe thô sơ, đến tận nơi gõ kẻng và thu gom, rác thải phát sinh từ các cơ quan, trạm y tế, trường học thì đã được nhân viên quét dọn và để vào thùng hoặc bao rác trước cổng cơ quan

dọn vệ sinh đường làng. Rác thải phát sinh từ khu chợ có riêng 1 nhân viên vừa quét dọn và vừa thu gom.

Rác thải được thu gom vào buổi sáng sớm từ 5 giờ - 7 giờ 30 phút, với tần suất là 1 lần/ngày.

Hình 3.7. Thu gom rác thải tại xã An Thịnh

+Nhân công và tiền công thu gom:

Toàn xã có 9 người tham gia trực tiếp thu gom rác. Mỗi thôn 1 người và có riêng một công nhân thu gom, quét dọn rác thải phát sinh từ khu chợ Đò

Mức lương hàng tháng của công nhân thu gom tương đối thấp. Năm 2010 là 750.000 đồng/người/tháng, năm 2011 tăng thêm là: 950.000 đồng/người/tháng. Theo khảo sát thực tế nhân viên thu gom thì hiện tại (đầu năm 2012) mức lương đang là 1.200.000 đồng/tháng. Với mức lương này một số công nhân thu gom cảm thấy bức xúc cho là quá thấp so với công sức mà họ bỏ ra.

- Phân loại

Hiện nay, toàn xã chưa có một thôn nào thực hiện công tác phân loại rác thải. Qua kết quả điều tra nông hộ về tình hình phân loại rác thì 100% đều trả lời là không thực hiện phân loại rác tại nguồn, một số hộ còn không rõ đâu là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ. Điều này chứng tỏ việc phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và chưa được chú trọng. Tuy nhiên, các công nhân thu gom đã bước đầu làm công tác phân loại, họ nhặt ra những thứ có thể dùng được hoặc có thể tái chế như: bao bì, vỏ chai, đồ nhựa, kim loại… để bán cho các cửa hàng tái chế. Thông qua công việc này họ cũng đã tận dụng được đáng kể một lượng rác thải lớn để tái chế và tăng thêm thu nhập.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt xã an thịnh tỉnh bắc ninh và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)