Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN (Trang 25 - 32)

1.3.1.Nhân tố khách quan a) Điều kiện pháp lí

Hoạt động thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lí mỗi quốc gia. Một hành lang pháp lí thống nhất cho hoạt động thẻ tạo cho các ngân hàng một sự chủ động khi tham gia thị trường thẻ, trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh. Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai.

b) Hạ tầng công nghệ

Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc kinh doanh thẻ là hạ tầng công nghệ của đất nước nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng. Những cải tiến về công nghệ đã tác động mạnh mẽ lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó đã mang đến những thay đổi kì diệu của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng: chuyển tiền nhanh, máy ATM, Card điện tử, Phone banking, Mobile banking, Internet banking. Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở

ngân hàng nào còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu & mong muốn của khách hàng.

Hiện nay, một vấn đề mà các ngân hàng tham gia dịch vụ thẻ ở Việt Nam gặp phải là hệ thống chấp nhận thẻ còn chưa đủ lớn để khuyến khích các tầng lớp dân cư sử dụng thẻ trên diện rộng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng với quy mô kinh doanh không lớn nên gặp phải khó khăn trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm để triển khai hệ thống kinh doanh thẻ.

c) Điều kiện về dân cư

Điều kiện này ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của dịch vụ thẻ, vì nó bao gồm các yếu tố trực tiếp tác động mạnh mẽ đến quyết định tiêu dùng sản phẩm thẻ của người dân, cụ thể:

+ Thói quen sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt: Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng hóa nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; việc thanh toán trong dân cư phổ biến là bằng tiền mặt nên số người sử dụng thẻ trên tổng số dân còn thấp. Thu nhập của dân cư chưa cao, những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân vẫn chủ yếu được mua sắm ở chợ “tự do” cộng với thói quen sử dụng tiền mặt đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ nhanh chóng thay đổi gây khó khăn cho sự phổ biến của thẻ. Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn.

+ Nhận thức của người dân về vai trò của thẻ: khi người dân có nhận thức và hiểu biết nhất định về vai trò của công nghệ mới nói chung & vai trò của thẻ trong giao dịch nói riêng sẽ dễ dàng ra quyết định sử dụng thẻ. Một yếu tố quan trọng giúp cho việc nhận thức vai trò của thẻ là trình độ người dân. Hiện nay khá nhiều NHPH đã tiếp cận được các đối tượng là nhân viên tại các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên - những đối tượng nhạy bén trong việc nhận thức & tiếp nhận những loại hình công nghệ mới.

d) Điều kiện về kinh tế

Trong điều kiện Việt Nam, việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ. Ngoài ra tiền tệ ổn định cũng là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng phạm vi sử dụng thẻ. Nếu một tấm thẻ hôm nay mua được 10 mặt hàng nhưng tuần sau chỉ mua được 7 mặt hàng thì sẽ không ai muốn sử dụng tấm thẻ như vậy.

1.3.2. Nhân tố chủ quan a) Nguồn lực con người

Đây là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định một hoạt động kinh doanh, là thành công hay thất bại, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Đội ngũ cán bộ có năng lực năng động, sáng tạo & giàu kinh nghiệm là yếu tố quan trọng thúc đẩy dịch vụ thẻ ngày càng hoàn thiện và mở rộng. Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài trong kinh doanh thẻ hợp lí thì ngân hàng đó đã chiếm được lợi thế trong hoạt động kinh doanh thẻ.

b) Mạng lưới chấp nhận thẻ

Nếu ngân hàng có mạng lưới hệ thống rộng khắp sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn. Ví dụ như ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương hiện là ngân hàng đang dẫn đầu trên thị trường thẻ cả về số lượng thẻ phát hành và mạng lưới chấp nhận thẻ. Việc lắp đặt máy ATM càng nhiều nơi, mạng lưới ĐVCNT rộng khắp thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tiện ích của sản phẩm thẻ cũng tăng lên rất nhiều bởi vì thẻ sử dụng thay thế tiền mặt, nếu mạng lưới ATM & ĐVCNT mà ít, sẽ gây khó khăn cho khách hàng mỗi khi có nhu cầu tiêu dùng.

Có thể thấy rõ điều này ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân cản trở thị trường thẻ ở nước ta phát triển đó là thiếu những địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ.

Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành & thanh toán thẻ. Ngân hàng nào càng có công nghệ hiện đại sẽ mang lại nhiều tiện ích và sự hài lòng cho khách hàng, từ đó sẽ khuyến khích được nhiều khách hàng lựa chọn và sử dụng thẻ nói riêng & các sản phẩm khác của ngân hàng nói chung. Muốn đầu tư vào công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn. Vì chi phí cho việc mua sắm, bảo dưỡng cho hệ thống máy móc tương đối lớn. Hơn nữa, công nghệ lại luôn thay đổi. Công nghệ đi đôi với việc phát hành thẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải có nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin liên quan đến thẻ, có vốn đầu tư lớn cho hệ thống mạng ATM, các máy ATM cũng như hệ thống kĩ thuật với các máy POS ( vì hiện nay chi phí đầu tư cho 1 máy ATM từ 10.000USD-30.000USD kể cả chi phí bảo hành. Ngoài ra cứ khoảng vài ba năm lại phải nâng cấp máy ATM một lần, mà chi phí bảo dưỡng cũng khá lớn.)

d) Thủ tục giấy tờ

Thủ tục mở tài khoản, cấp phát thẻ, báo có và thanh toán cũng như yêu cầu về số dư tối thiểu trên tài khoản, phí quản lí tài khoản...cũng là nhân tố không kém phần quan trọng. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hay rườm rà, phức tạp cũng tác động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng. Do đó, cải tiến quy trình nghiệp vụ về mặt thủ tục, giấy tờ hành chính cũng là vấn đề mà các ngân hàng cần quan tâm đổi mới theo hướng ngày càng gọn nhẹ, thuận tiện hơn cho khách hàng.

1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát hành và thanh toán thẻ

a. Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là quốc gia sinh ra thẻ, đồng thời cũng là nơi phát triển nhanh nhất của các loại thẻ. Đây là thị trường rộng lớn và năng động nhất về thẻ tín dụng. Mặc dù thị trường này đã bão hòa, việc sử dụng thẻ tín dụng vẫn tiếp tục tăng mạnh về mọi mặt. Đây là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của ngân hàng.

Với những đặc điểm lớn mạnh nên thị trường đã ngày càng được phân chia và sản phẩm ngày càng đa dạng. Các chương trình cạnh tranh gồm: Cung cấp dịch vụ chuyển tiền, phát triển các công trình thẻ liên kết, đa dạng về các chương trình khuyến mại và phí dịch vụ… Các bài học kinh nghiệm của Mỹ thường được áp dụng nhanh chóng tại các nước khác trên thế giới.

+ Đặc điểm nổi bật của thị trường Mỹ là hoạt động tiêu dùng phát triển rất mạnh - là cơ sở cho sự phát triển của thẻ tín dụng. Người tiêu dùng Mỹ với một mức thu nhập thường xuyên bất kỳ đều có thể lựa chọn cho mình một hình thức vay nợ phù hợp. Số liệu thống kê dư nợ tín dụng tiêu dùng của Mỹ được chia thành: Tín dụng tuần hoàn, Tín dụng tự động và các khoản nợ của thẻ Tín dụng Visa, Mastercard và Discover cuối 1995 đạt 348 tỉ Đôla tương đương 88% dự nợ Tín dụng tuần hoàn và 34% tổng dư nợ tín dụng. Con số này là rất cao nếu so sánh với một thị trường thẻ Tín dụng trung bình là các nước Anh, cũng chỉ là 20% tổng dư nợ tiêu dùng.

+ Nếu xét trên khía cạnh các đơn vị phát hành thẻ thị trường thẻ thanh toán Mỹ có đặc điểm chính là mức độ tập trung rất thấp khác hẳn với phần đông các thị trường đang phát triển. Điều này phản ánh mức độ cạnh tranh cao của thị trường. Để có được một thị trường thẻ tín dụng khá cân bằng như trên Mỹ đã có một sự phát triển khá mạnh mẽ các công ty chỉ chuyên trách về thẻ ( gọi là “pure-play”).

+ Nếu như tại Việt Nam hiện nay, đa số máy ATM của ngân hàng chỉ dùng để phục vụ cho khách hàng của ngân hàng đó thì trên thế giới, việc kết nối mạng để sử dụng chung máy ATM giữa các ngân hàng đã trở thành phổ biến và tất yếu. Mỹ là nước đầu tiên áp dụng hình thức này. Ban đầu, các ngân hàng Mỹ đã thống nhất xây dựng biểu phí như sau:

Phí chuyển đổi (Swich fee): Đây là loại phí mà ngân hàng phát hành thẻ phải trả cho mạng lưới. Tại Mỹ khi đó, phí chuyển đổi thường trong khoảng từ 0.02$ đến 0.15$ cho mỗi giao dịch. Số tiền này là nhằm trang trải cho chi phí của các dịch vụ chuyển đổi.

Phí hoán đổi ( Interchange fee): là loại phí được tính cho các “giao dịch bên ngoài”. Đó chính là khoản phí mà ngân hàng phát hành phải trả cho chủ sở hữu của máy ATM mà khách hàng của ngân hàng phát hành đã sử dụng. Để thuận tiện hầu hết các mạng lưới đêù đặt ra một mức phí hoán đổi trên mỗi giao dịch mà tất cả các ngân hàng thành viên phải trả, nếu khách hàng của họ sử dụng máy ATM của định chế khác.

Phí nguồn sử dụng ( Foreign fee): Là loại phí dành cho khách hàng do sử dụng máy ATM của ngân hàng khác. Thông thường, các ngân hàng chủ thể sẽ đặt ra mức phí sử dụng ngoài cao hơn mức phí chuyển đổi và hoán đổi cộng lại.

Nhưng sau đó người ta đều nhận thấy rằng: tuy phí hoán đổi có thể là đủ để trang trải cho những chi phí cung cấp dịch vụ tại máy ATM có số lượng giao dịch để trang trải cho những chi phí cung cấp dịch vụ tại máy ATM có số lượng giao dịch trung bình nhưng nó không mang lại doanh thu để trang trải cho những máy ATM có số lượng giao dịch thấp hơn hoặc có chi phí bảo trì cao hơn. Vì vậy các ngân hàng đã thống nhất đưa ra một loại phí mới đối với các chủ thể không phải khách hàng của họ, mà lại sử dụng máy ATM của họ. Đó là phụ phí ( sure charge ).

b. Kinh nghiệm của Pháp

Người Pháp là các chủ thể năng động nhất của Châu Âu, điều đó được thể hiện qua tần số sử dụng thẻ. Mặc dù thẻ ngân hàng trên thị trường này chủ yếu là thẻ ghi nợ hoặc thẻ tính tiền và chưa phát triển với các loại thẻ có cung cấp hạn mức tín dụng tuần hoàn. Kinh nghiệm của Pháp vẫn là một bài học quý giá đáng để chúng ta học hỏi.

+ Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của thị trường thẻ thanh toán Pháp là sự xuất hiện của một đơn vị duy nhất ( single body ) làm nhiệm vụ tổ chức đại diện cho hầu hết tất cả các ngân hàng phát hành và chấp nhận thẻ tại Pháp với cái tên là Groupement dé Cartes Bancaires ( groupement CB) . Groupement CB là động lực quan trọng trong việc phát triển thẻ thanh toán tại Pháp. Sự thành công của tập đoàn này chính là ở nguyên lý “interbancarity”

theo đó mỗi ngân hàng hiệp hội groupement CB chủ yếu phát hành thẻ ghi nợ bằng cách tham gia vào chương trình thẻ thị trường thẻ ghi nợ nội địa Carte Blue (CB), hoặc tham gia vào các chương trình thẻ thanh toán quốc tế ( Visa& Mastercard ), mặc dù không có số liệu đầy đủ nhưng ước tính chỉ có khoảng 5 - 10% thẻ của groupement CB cung cấp hình thức Tín dụng tuần hoàn.

+ Phát triển thẻ Tín dụng với sự trợ giúp của các công ty tài chính và liên kết với các hãng sản xuất. Các ngân hàng tại Pháp tìm kiếm sự trợ giúp của các công ty tài chính để phát triển thẻ thị trường tín dụng tuần hoàn. Cụ thể là sự thành công của Cetelem liên kết với hệ thống Carte Aruore đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hướng đi của nền công nghiệp thẻ. Gần đây là sự ra đời của Visa Alterna, một liên kết của Societe Generale với một tập đoàn.

b. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Để có được thành công như hiện nay, Trung Quốc đã có rất nhiều cải cách thay đổi cho phù hợp với đặc điểm đất nước, dân cư, trình độ dân trí… để khắc phục những hạn chế mà giao dịch sơ khai của hoạt động thị trường thẻ vấp phải.

+ Phổ cập kiến thức về thẻ thanh toán trong xã hội, đơn giản thủ tục đăng ký và thanh toán thẻ. Theo khảo sát thị trường của Mastercard phối hợp với tạp chí phụ nữ Trung Quốc tiến hành, gần 60% những người được hỏi ý kiến cho rằng thủ tục phiền hà là trở ngại chính cho việc đăng ký thẻ Tín dụng. Điều đó khiến cho các ngân hàng trong nước đang ngày càng chú ý hơn đối với việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký sử dụng thẻ thanh toán và thời hạn chấp nhận đơn đề nghị được rút xuống còn 2 tuần. Ngoài ra các ngân hàng đi đầu như Bank of China còn thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng 24h/ ngày chuyên trả lời những thắc mắc về thẻ.

+ Lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm thị trường. Để hấp dẫn khách hàng sử dụng thẻ thanh toán, các ngân hàng nội địa cũng có rất nhiều chiến dịch quảng cáo. Ngoài Ngân hàng Bank of China kết hợp với một số trung tâm thương mại phát hành thẻ Tín dụng VIP, Ngân hàng Phát triển Quảng Châu thì lại tập trung vào người tiêu dùng nữ giới để phát hành thẻ Tín dụng. Ngân

hàng Doanh thương Trung Quốc đã phát hành thẻ Tín dụng với mức thấu chi cao nhất từ trước đến nay là 50.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 6.000USD. Ngày đầu tiên đã có hơn 3.000 người đăng ký sử dụng thẻ. Dường như tất cả các ngân hàng nội địa đều đang tiến tới cuộc chiến thẻ tín dụng.

Ngân hàng Bank of China phát hành thẻ Tín dụng trực tuyến với tên gọi BOC Virtual mastercard. Đây là thẻ thanh toán Mastercard đầu tiên được thiết kế nhằm mục đích mua hàng trên mạng tại thị trường Hồng Kông, nhằm mục đích theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử. Điều khác với thẻ Tín dụng truyền thống, thẻ BOC Virtual mastercard chỉ bao gồm duy nhất số thẻ, mã số cá nhân và chứng nhận điện tử nhằm mục đích mua hàng trên mạng. Chủ thẻ không phải xuất trình thẻ khi mua hàng, với thẻ BOC Virtual mastercard không phải trả lệ phí thường niên và chủ thẻ có thể mua bất cứ cái gì trên mạng Internet nếu nơi đó chấp nhận thẻ Mastercard.

+ Triển khai mạng thanh toán quốc gia China Union pay đồng bộ trên cả nước: Năm 1994, Trung Quốc tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng thẻ ngân hàng quốc gia đầu tiên của riêng mình theo chiến dich Golden card của Ủy ban

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w