Về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ AN HÀ (Trang 29 - 30)

Công ty trang bị đầy đủ máy tính cho nhân viên kế toán, áp dụng phần mềm kế toán MISA SME 7.9. Máy tính đã hỗ trợ đắc lực cho xử lý nghiệp vụ phát sinh, từ khâu nhập chứng từ tổng hợp, phân loại chứng từ, tính toán, xử lý dữ liệu trên chứng từ cho đến khâu in sổ kế toán và báo cáo tài chính, đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chất lượng, giảm bớt được chi phí và thuận tiện cho việc lưu trữ và bảo quản số liệu. Thông tin trên các sổ sách, báo cáo không có sự sai lệch về số liệu liên quan tới nghiệp vụ kinh tế được nhập vào hệ thống.

Các báo cáo tài chính được lập đúng thời hạn qui định của Bộ tài chính, số lượng báo cáo và biểu mẫu báo cáo của công ty đầy đủ, số liệu phản ánh trung thực.

Tất cả các tài liệu kế toán được đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, được phân loại sắp xếp thành từng bộ hồ sơ (Hồ sơ chứng từ kế toán, hồ sơ sổ kế toán, báo cáo tài chính…). Trong từng bộ hồ sơ, tài liệu kế toán được sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo mỗi niên độ kế toán, đảm bảo hợp lý, dễ tra cứu khi cần thiết.

Nhân viên kế toán được phân công quản lý theo phần hành kế toán, có trách nhiệm phải bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán phát sinh liên quan, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc công ty, trước pháp luật về sự mất mát, hư hang hoặc sự cố khác đối với tài liệu kế toán đang lưu trữ do lỗi chủ quan gây ra.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ AN HÀ (Trang 29 - 30)