Tình hình các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, hầu hết các liên doanh sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều tiếp tục triển khai dự án, ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì được việc làm cho nguời lao động.

Mặc dù liên doanh bị thua lỗ, khi rút khỏi liên doanh bên Việt Nam vẫn bảo toàn được vốn, do phía nước ngoài chịu toàn bộ lỗ của liên doanh, trả hộ tiền thuê đất mà bên Việt Nam đã ghi nợ với Nhà Nước khi góp vốn liên doanh, thậm chí có doanh nghiệp bên nước ngoài còn hỗ trợ thêm cho bên Việt Nam khắc phục những khó khăn trước mắt để ổn định sản xuất. Ví dụ, Công ty nước ngọt Coca-Cola Chương Dương, bên nước ngoài đã thanh toán cho bên Việt Nam 2,6 triệu USD, không kể tiền thuê đất, đồng thời bên Việt Nam còn đựoc tiếp tục gia công nút chai cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong 10 Năm được làm tổng đại lý và cho thuê hệ thống phân phối.

Mặc dù các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyển từ doanh nghiệp liên doanh nhưng doanh số của nhiều doanh nghiệp đã tăng khá nhiều so với trước khi chuyển đổi, việc làm của hàng chục nghìn lao động đựoc đảm bảo. Ví dụ Công ty bia FOSTER Đà Nẵng (Trước đay là công ty bia BGI Đà Nẵng) sau khi chuyển đổi

tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 60% một năm và đang chiếm lĩnh thị trưòng Đà Nẵng và khu vực Miền Trung...

Thực tế cho thấy, chỉ các doanh nghiệp mà chủ đầu tư nứoc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lya cao khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mới duy trì được mục tiêu của dự án và đảm bảo được quyề lợi cho các bên, của Nhà nước Việt Nam và của người lao động. Nếu chủ đầu tư nước ngoài là các công ty nhỏ, chưa có thị truờng, tiềm lực tài chính yếu thì việc chuyển đổi hình thức đầu tư cũng không mang lại hiệu quả. Điển hình như một vài trường hợp dưới đây:

-Công ty liên doanh Daly Thuỷ tinh (Liên doanh giữa đối tác Việt Nam với đối tác Latvia vẫn gặp khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên đã phải giải thể trước thời hạn.

-Công ty liên doanh rượu Sampanh Việt-Nga, vốn đầu tư 10 triệu USD, vốn pháp định 6 triệu USD, sau khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn Liên Bang Nga đã triển khia xây dựng xong nhà máy, song do gặp khó khăn về tài chính chủ đầu tư Nga lại phải chuyển nhượng bớt 20% cổ phần cho doanh nghiệp Việt Nam và trở lại hình thức doanh nghiệp liên doanh.

Như vậy là, các dự án đàu tư trực tiếp nước ngoài dù dưới hình thức nào cũng có tác động tích cực, có đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triẻn kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thời gian qua hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thể hiện rõ một số ưu thế trên một số mặt, đặc biệt là hiệu quả kinh tế cho cả chủ đầu tư và nước sở tại. Đứng về phía chủ đầu tư nước ngoài, hình thứuc doanh ngiệp 100% vốn nươc ngoài tại Việt Nam được ưa chuộng hơn và dễ thành công hơn so với hai hình thức còn lại.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)