Hà Nội
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ là nơi niêm yết cổ phiếu của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thoả mãn điều kiện có số vốn từ 5 tỷ VNĐ trở lên , kinh doanh có lãi một năm và có tối thiểu 30 cổ đông bên ngoài nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần , có cổ
phiếu lưu ký tập trung và báo cáo định kỳ trên cơ sở kiểm toán độc lập
Theo số liệu thống kê , số lượng doanh nghiệp cổ phần đã đáp ứng được các điều
kiện như trên không dưới 500 doanh nghiệp , và nếu chương trình CPH được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn , cộng với chính sách của Chính phủ nâng cao vai trò các doanh nhân trong nền kinh tế , số lượng doanh nghiệp tham gia thị trưòng này sẽ còn tăng nhanh
Tuy nhiên,trên thực tế ít doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ mong muốn niêm yết , đặc
biệt lại là niêm yết tại bảng loại hai . Bởi vì họ chưa thấy rõ ngay lợi ích của việc niêm yết
mang lạ , trong khi niêm yết lại phảI chịu áp lực thường xuyên về hoạt động và quản trị
công ty , công bố thông tin và nhiều yêu cầu khác từ TTGDCK , đồng thời phảI theo dõi và tìm cách nâng cao giá trị cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường
Như vậy muốn phát triển thị trường chứng khoán bảng II, ta cần thực hiện một số
biện pháp sau:
Thứ nhất , chủ động tạo ra các nguồn vốn dài hạn và có chất lượng , có nhu càu đầu tư vào các chứng khoán trước niêm yết và chứng khoán niêm yết thông qua việc cho phép
tổ chức các tổ chức đầu tư , trong đó công ty quản lý quỹ đầu tư và các quỹ đầu tư đóng vai
Thứ hai , nâng cao các điều kiện ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia niêm yết , xác định rõ doanh nghiệp khi niêm yết phải đầu tư nâng cao
giá trị của mình nếu không muốn bị đào thải .
Thứ ba , ban hành các văn bản nhà nước không chỉ khuyến khích mà còn đồng thời
áp dụng các biện pháp áp đặt , thúc đẩy mạnh hơn tiến trình CPH doanh nghiệp Nhà nước ,
mở rộng CPH sang nhiều lĩnh vực quan trọng hơn và các doanh nghiệp có vốn lớn hơn , trước mắt cần ban hành ngay thông tư hướng dẫn nghị định 64/CP , trong đó việc bán 30%
cổ phiếu cho các cổ đông bên ngoàI doanh nghiệp nên đưa thành điều kện bắt buộc
Thứ tư , nhìn nhận việc nước ngoàI tham gia TTCK theo quan theo quan điểm tích
cực , qua đó khuyến khích các nhà ĐTNN , thường là những tổ chức và cá nhân có vốn lớn ,và đầu tư dàI hạn tham gia đầu tư gián tiếp bằng các ưu đãI nhiều hơn ,cấp phép đầu tư dễ dàng hơn ; nâng cao hơn các giới hạn sở hữu của phía nước ngoài trong các doanh nghiệp
Thứ năm , tăng cường mối liên kết giữa các cơ quan quản lý thị trường như Uỷ ban
chứng khoán nhà nước và các tổ chức cá nhân tham gia thị trường như các nhà dầu tư , các
công ty chứng khoán ,các quỹ đầu tư trong và ngoàI nước , các công ty bảo hiểm … thông
qua một hệ thống thông tin hai chiều rõ ràng , minh bạch
TTGDCK Hà nội sẽ tạo ra một sân chơI mới công khai và minh bạch cho các
doanh ngiệp nhưng năng động ,mong muốn huy động vốn với chi phí thấp để tăng trưởng .
TTGDCK Hà Nội cũng sẽ góp phần tạo nên một TTCK Việt nam hoàn thiện hơn
2.2 Xây dựng quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán (quỹ DTCK) là một cơ chế hoạt động mà trong đó một số đông các nhà đầu tư riêng lẻ góp vốn để hình thành một quỹ chung , rồi sau đó uỷ thác
quản lý cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư nhằm thu lợi nhuận cao và số
lợi nhuận thu được từ hoạt động của quỹ được phân chia cho các nhà đầu tư riêng theo tỉ lệ
số vốn đã đóng góp . Quỹ DTCK là một khái niệm còn mới lạ ở Việt Nam nhưng loại quĩ
Thị trường chứng khoán này rất cần được thành lập và phát triển dể góp phần huy động
vốn cho nền kinh tế nói chung và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) một cách ổn định.
thuận lợi và khó khăn
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định , thu nhập của dân cư ngày càng tăng. TTCK đã đi
vào hoạt động và bước đầu hoạt động suôn sẻ. Hàng hoá chứng khoán có xu hướng ngày càng phong phú . Sự có mặt của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo ra một yếu tố thúc đẩy sự ra đời các quỹ đầu tư trong nước tại Việt Nam
Tuy nhiên , chúng ta thiếu đội ngũ các nhà quản lý , đầu tư chuyên nghiệp . TTCk
hiện nay qui mô còn nhỏ , hàng hoá chứng khoán còn ít . Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư chưa hoàn chỉnh . sự hiểu biết của công chúng về quỹ đầu tư
còn nhiều hạn chếMột số giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt nam Về mô hình quỹ đầu tư Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam là quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Mô hình này hiên nay đang được tổ chức khá thành công ở Nhật bản và Hàn Quốc
.C ó hai yếu tố quyết định sự thành công của mô hìnnày ở hai quốc gia nói trên là có đội
ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp , có trình độ cao và hệ thống pháp lý tương đối
hoàn chỉnh , chặt chẽ . Hai yếu tố này tạo cơ sở vững chắc cho các nhà đầu tư riêng lẻ hay nói cách khác đilà công chúng đặt niềm tin vào quỹ đầu tư
Mô hình quỹ đầu tư cần được giải quyết một số vấn đề sau
Thứ nhất ,cần tiếp tục nghiên cứu và nên cho phép triển khai cả mô hình Quỹ đầu
tư theo dạng công ty
Việc thực hiên như vậy cho phép người đầu tư có thể cân chắc lựa chọn tuỳ theo cách đánh giá của từng người đầu tư để quyết định đầu tư vào quỹ đầu tư theo tín thác hay
dạng công ty . ở đây cũng cần nhận thấy , trong khi ở Nhật Bản và Hàn Quốc áp dụng mô
hình Công ty đầu tư lại phát triển mạnh mẽ và thành công hơn ở Mỹ . Ở Việt Nam ,ngoài quỹ đầu tư theodạng hợp đồng như hiện hành nên cho phép thành lập cả quỹ đầu tư theo
dạng công ty nhưng cơ chế tổ chức nên đơn giản hơn so mô hình Quỹ tương hỗ của Mỹ
Quỹ đầu tư dạng công ty nên thành lập và hoạt động theo dạng tương tự công ty cổ
phần quy định trong luật doanh nghiệp . Trong đó người đầu tư góp vốn vào quỹ dưới hình thức mua cổ hiếu và trở thành cổ đông có các quyền của cổ đông phổ thông . Hội đồng
quản trị là người đại diện của Quỹ hợp đồng thuê công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của quỹ đồng thời Hội đồng quản trị (HĐQT ) cũng là người giám sát
hoạt động của người điều hành Quỹ do Công ty quản lý quỹ cử đến . Như vậy , người điều
hành quỹ hoạt động với tư cách là giám đốc của quỹ mà HĐQT dã thuê từ công ty quản lý
quỹ . Việc phân chia lợi nhuận của Quỹ sẽ do đại hội cổ đông quyết định
Thứ hai , cần bổ sung hoàn thiên quy chế về tổ chức hoạt động của Quỹ đầu tư theo
dạng hợp đồng hiên hành . Trong đó cần xem xét một số điểm sau
Để gắn trách nhiệm và quyền lợi hơn nữa của ccông ty quản lý quỹ với người đầu tư cần quy định trong 3 năm đầu Công ty quản lý phảI nắm giữ một tỉ lệ tối thou là 25% chứng chỉ Quỹ đầu tư đang lưu hành
Việc phân chia lợi nhuận cho người đầu tư . Trong quy chế hiện hành không đề cập đến vấn đề chia lợi nhuận của quỹ đầu tư . ở đây , một vấn đề đặt ra là nếu việc phân chia
lợi nhuân thực hiện dứt điểm hằng năm thì sẽ xảy ra tình trạng những năm hoạt ddộng của
quỹ gặp thuụân lợi thì số lợi nhuận thu được sẽ thu được sẽ lớc , số lợi tức chia cho một
hứng chỉ quỹ sẽ tăng nhiều . Nhưng những năm hoạt động của quỹ khó khăn , lợi nhuận thu được ít hoặc bị thhua lỗ , người đầu tư được chia ít hoặc thua lỗ thì dễ dẫn đến chán
nản . Vậy nên chăng quy điịnh cho phép hằng năm quỹ được trích một tỷ lệ từ lợi nhuân
sau thuế để lập một loại quỹ có tính chất dự trữ đẻ bổ sung cho phàn lợi nhuận phân chia cho người đầu tư ở những năm quỹ thu được lợi nhuận thấp . Chẳng hạn hằng năm được
trích 10% lợi nhuận sau truế để lập quỹ dự trữ điều hoà lợi tức cho đến quy mô của quỹ đạt
tới giới hạn 10% vốn điều lệ của Quỹ thì thôi không trích nữa
Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư
Khi TTCK đã đi vào hoạt động thì việc hình thành các quỹ đầu tư là hết sức cần
thiết để tạo điều kiện cho công chúng có thể tham gia vào TTCK . Tuy nhiên , Quỹ đầu tư
chứng khoán hiện nay còn là vấn đề rất mới và trong điều kiện hiện nay còn nhiều khó khăn để quỹ ra đời và hoạt động , do vậy rất cần có sự trợ giúp của Nhà nước như :
Nhà nước cần đi tiên phong trong việc thành lập công ty quản lý quỹ và thiết lập
các Quỹ đầu tư
Trợ giúp trong việc tạo hàng hoá cho sự hoạt động của quỹ
Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế với hoạt động đầu tư chứng khoán của quỹ đầu tư
Chú trọng nghiên cứu , đồng thời phổ biến rộng rãi kiến rthức về quỹ đầu tư
ra công chúng
Những vấn đề về tín thác đầu tư và Quỹ đầu tư còn rất mới mẻ tại Việt Nam . Do
vậy ,một mặt cần tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận và kinh nghiệm của các nước trong
việc phát triển hệ thông tín thác đầu tư , Mặt khác , cần phổ biến rộng rãI về quỹ đầu tư ra
công chúng qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng . Đối tượng thu hút các nhà đầu tư tham gia Quỹ đầu tư chủ yếu là công chúng .Vì thế sự thành công của quỹ phụ
thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và tham gia của công chúng
2.3 Thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư – kinh doanh chứng khoán Việt
nam
Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh ,
, tăng cường sự liên minh , liên doanh , liên kết trong quá trình đầu tư – kinh doanh chứng
khoán - đặc biệt là do khuynh hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường “ OTC
“, việc thành lập tổ chức tự quản , phi chính phủ của các nhà đầu tư – kinh doanh chứng
khoán là tất yếu khách quanvà là hện thực ở hầu hết các TTCK trên thế giới . Hiệp hội các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán Việt Nam thành lập sẽ là một bước quan trọng tiến tới
KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển của thị trường vốn có vai trò quan trọng trong việc thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ của quá trình đổi mới đặt ra: chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng nhanh vững chắc. Song các thị trường vốn là các tổ chức
phức tạp, đôi khi mỏng manh và luôn phụ thuộc vào tương quan đồng bộ giữa môi trường
kinh tế và môi trường chính trị. Muốn nền kinh tế phát triển nhanh, cần thiết phải tạo dựng
một thị trường vốn phát triển mà đỉnh cao của nó là thành lập thị trường chứng khoán. Sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam là một quá trình tất yếu. Tuy nhiên vấn đề
quan trọng là phải chuẩn bị tốt để tổ chức và điều hành hoạt động của thị trường chứng
khoán có hiệu quả góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân./.