Nhận xét chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH (Trang 28 - 32)

- Về tình hình SXKD: Là một DN mới thành lập từ năm 2003, nhưng hoạt động SXKD hiện tại của Công ty đang có hiệu quả và có khả năng phát triển, kết quả kinh doanh có lãi liên tục.

- Về tình hình tài chính: Tình hình tài chính ổn định, luân chuyển vốn nhanh, khả năng thanh toán ở mức trung bình của ngành, khả năng tự chủ về tài chính khá, có khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay Ngân hàng.

 Nhận xét: Qua ví dụ trên, ta thấy nội dung phân tích được bao quát thông qua các báo cáo tài chính như BCĐKT và BCKQKD và phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh. Các tỷ số phân tích ở trên cho thấy bức tranh về tình hình tài chính của công ty CPXD & TM Đông Cường. Cán bộ tín dụng của NHCT đã tập trung vào các nhóm chỉ tiêu quan trọng như : khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khă năng sinh lời,… để thông qua đó để có một cách nhìn chính xác nhất và toàn diện nhất về tình hình tài chính của công ty. Dựa vào loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và xây dựng, cán bộ phân tích đã lựa chọn những chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh đúng tình hình tài chính: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản… Qua đó đưa ra những nhận xét về tình hình tài chính trong quá khứ, và hiện tại cũng như dự đoán được khả năng trả nợ trong tương lai.

2.3. Đánh giá hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

2.3.1. Thành tựu đạt được

- Việc phân tích tài chính đã được tiến hành theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, logic và được thực hiện rất chi tiết, mạch lạc, cụ thể. Thời gian và chi phí phân tích được ban quản lý đưa ra quy định hợp lý đối với doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nội dung phân tích bao hàm cả phân tích định lượng như các chỉ số tài chính cần thiết đến phân tích mang tính chất định tính mà cán bộ tín dụng phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như phân tích ngành hàng, phân tích thị trường, phân tích mạng lưới phân phối.

- Nội dung phân tích được bao quát đên tất cả các báo cáo tài chính của công ty, tứ BCĐKT đến BCKQKD, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty. Ngân hàng không phân tích hết các chỉ tiêu mà chỉ tập trung vào các chỉ tiêu đặc trưng và cần thiết đối với từng ngành hàng sản xuất kinh doanh vừa đạt hiệu quả cao, vừa tiết kiệm thời gian phân tích.

- Nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập là khá đầy đủ, phong phú và toàn diện. Để tiến hành cho công tác phân tích tài chính, cán bộ tín dụng đã tiến hành kiểm tra, xác minh tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng. Đây là những nguồn thông tin

được đánh giá là toàn diện, đáng tin cậy phục vụ hữu ích cho quá trình phân tích. Để có thể hiểu biết đầy đủ về hướng đầu tư và ngành nghề kinh doanh của công ty, cán bộ tín dụng đã tham khảo nhiều thông tin chuyên ngành, từ các chuyên gia tư vấn.

- Với những món vay trung hạn và số tiền cho vay lớn nên rủi ro tiềm tàng là khá lớn, do vậy cán bộ tín dụng phải rất cẩn thận trong quá trình phân tích. Tuy nhiên những ý kiến đánh giá, kết luận mà cán bộ phân tích đưa ra đều rất sáng tạo, không hề rập khuôn, máy móc và có căn cứ xác thực, có xem xét đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Để thấy rõ những thành công mà hoạt động phân tích tài chính khách hàng nói chung và khách là các DNVVN nói riêng đã đem lại cho chi nhánh NHCT Ba Đình trong thời gian qua được thể hiện ở tình hình sử dụng vốn mà tiêu biểu là tổng dư nợ và nợ quá hạn hàng năm.Trong 3 năm gần đây, Chi nhánh đã chú trọng quan tâm hơn tới đối tượng khách hàng là DNVVN, do đó tỷ trọng cho vay DNVVN ngày càng tăng dần trong tổng dư nợ của Chi nhánh, đó là do hoạt động tín dụng của chi nhánh đã được đẩy mạnh, lựa chọn khai thác những khách hàng có tình hình tài chính tốt, khách hàng tin tưởng và đến với Ngân hàng nhiều hơn. Về dư nợ xấu năm 2006 có giảm 76,97% so với năm 2005 song đến năm 2007 đã tăng lên, tuy nhiên cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Những thành công trên đã chứng minh cho những hiệu quả mà công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đem lại cho chi nhánh.

2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân

Trong quá trình hoạt động và phát triển, chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định, đáng ghi nhận, song không phải là không có những khó khăn. Mặc dù đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn, đang trên đà phát triển nhưng trên thực tế công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chết cần khắc phục như:

- Nguồn thông tin mà ngân hàng đang sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng còn hạn chế, thiếu sự đa dạng và phần nhiều mang tính sổ sách nên chưa thể hoàn toàn tin cậy. . Khi có ít thông tin thì cán bộ tín dụng khó có thể kiểm chứng (đối chiếu chéo) để xác minh tính chính xác của từng nguồn thông tin. Mà thông tin lại là nguyên liệu đầu vào cho quá trình phân tích nên ảnh hưởng lớn đến việc phân tích tài chính khách hàng, buộc ngân hàng phải có những biện pháp tự khắc phục, tốn nhiều thời gian và công sức

- Phương pháp phân tích tài chính hiện nay được sử dụng tại ngân hàng VP là phương pháp tỷ lệ và so sánh, kết hợp cho điểm số để ra quyết định, chưa sử dụng phương pháp DUPONT nên chưa thấy được nguyên nhân của sự suy thoái hay tăng trưởng của công ty. Đây mới thực sự là những nội dung mà ngân hàng muốn tìm hiểu về khách hàng của mình khi cho vay.

- Trong phân tích, cán bộ tín dụng chưa đưa ra các chỉ tiêu trung bình của ngành để làm cơ sở phân tích tài chính do đó có thể dẫn đến những nhận định không thực sự chính xác về ngành nghề kinh doanh. Và đây cũng là vấn đề cần xem xét đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam vì trên thực tế ở nước ta chưa có quy định rõ ràng về tỷ số trung bình ngành. Do vậy mà các ngân hàng khi phân tích thường dựa vào kinh nghiệp và ý kiến chủ quan hoặc xem xét trên cơ sở diễn biến chỉ tiêu là theo hướng tốt ( tăng hay giảm dần qua các năm).

- Những hạn chế trong công tác phân tích tài chính khách hàng của chi nhánh do cả những nguyên nhân khách quan như phần lớn các DNVVN hiện nay hầu như không lập BCLCTT và Thuyết minh báo cáo tài chính, nguồn thông tin khai thác được từ trung tâm khai thác tín dụng còn nhiều bất cập. Việc khai thác thông tin từ các ngân hàng bạn, các đối tác có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp hay từ các cơ quan quản lý Nhà nước (thuế, thanh tra…) là rất khó khăn, gần như không thực hiện được,…

- Ngoài các hạn chế trên thì công tác phân tích tài chính thường xuyên gặp phải những hạn chế tiềm ẩn trong quá trình phân tích như các yếu tố về lạm phát; các yếu tố thời vụ; về chế độ kế toán áp dụng của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể áp dụng nguyên tắc thực hành kế toán không thống nhất để chủ động tạo ra các con số tài chính như ý muốn khiến cho phân tích tài chính không là công cụ đánh giá và kiểm soát khách quan.

Tất cả những hạn chế nêu trên ảnh hưởng khá lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của chi nhánh, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay. Điều đó thể thấy rõ qua các yếu tố về tổng dư nợ quá hạn của NHCT Ba Đình trong cho vay đối với DNVVN trong thời gian vừa qua. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN lại cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn chi nhánh mà nguyên nhân là do tình hình sản xuất và tài chính của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn,

hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến nợ dây dưa, kéo dài, không thanh toán kịp thời, trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w