Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHÍ LINH (Trang 25 - 28)

Mặc dù các cán bộ của ngân hàng vẫn thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại nhưng trình độ của nhiều cán bộ vẫn còn chưa theo được với sự phát triển và đòi hỏi của công việc. Ví dụ như việc sử dụng máy vi tính, một số vẫn còn hiểu biết rất sơ sài, qua loa nên việc sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao, xử lý công việc nhiều khi mang tính chất thủ công nên mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó thì việc quản lý cán bộ là tập trung toàn ngành nên nếu tại cơ sở có nhu cầu sử dụng thêm nhân viên cũng không thể chủ động mà phải chờ chỉ tiêu biên chế từ cấp trên.

Trình độ nghiệp vụ còn bất cập nên có những dự án không đuợc thẩm định đầy đủ và chính xác, khả năng dự đoán về thị trường và đánh giá khách hàng còn hạn chế nên hoạt động kinh doanh chưa đạt được hiệu quả cao.

Việc ứng dụng công nghệ còn chưa thật phù hợp và hiệu quả, bởi Chí Linh là huyện miền núi nên việc cho vay được hưởng một phần sự ưu đãi của nhà nước, các mức lãi suất được áp dụng là khác nhau với từng đối tượng, việc xử lý và tính toán mất nhiều thời gian và công sức nên nếu đầu tư thích đáng cho công nghệ thì chắc chắn khối lượng công việc sẽ được giảm đi rất nhiều.

Số lượng hộ vay vốn nhiều mà lượng cán bộ ngân hàng còn hạn chế nên gây ra hiện tượng quá tải, nhiều khi khách hàng phải chờ lâu, nhất là ở phòng kế toán, nơi việc kiểm tra phải tiến hành tỷ mỉ nên mất nhiều thời gian, nhiều khi các cán bộ phải làm thêm giờ nhưng vẫn không hết việc. Điều này nếu không giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng. Số lượng món vay lớn có thể dẫn đến việc thẩm định không đầy đủ, quyết định cấp tín dụng không chính xác, thêm vào đó việc kiểm tra sử dụng vốn vay lại khó có thể được thực hiện đầy đủ, chất lượng tín dụng ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, khối lượng công việc nhiều lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cán bộ nhân viên ngân hàng.

Bảng 2.8: Thực trạng số món vay/cán bộ của NHNo_CL

Đơn vị: món, cán bộ Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số món vay 8.957 7.514 6562 Số cán bộ ngân hàng 45 48 55 Số món vay/cán bộ 199 156 119

(Nguồn: Báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ qua các năm của NHNo_CL)

Tuy số lượng các món vay giảm đi và số cán bộ tăng lên qua các năm, nhưng khối lượng công việc mà mỗi cán bộ phải làm vẫn còn rất nhiều, thậm chí còn đa dạng và phức tạp hơn, do hoạt động kinh tế xã hội ngày càng phong

phú, nên việc kiểm tra, thẩm định và giám sát khách hàng ngày càng có nhiều yếu tố và liên quan đến nhiều người, ngành khác nhau, đòi hỏi sự chi tiết và chính xác.

NHNN và NHNo Việt Nam đã xây dựng hệ thống thông tin khách hàng (CIC) nhưng việc khai thác và sử dụng thông tin còn nhiều hạn chế do thông tin cung cấp còn giới hạn về khối lượng và chậm về thời gian nên việc xử lý chưa kịp thời, đưa lại hiệu quả không cao cho chất lượng hoạt động tín dụng.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ ngân hàng trong những năm qua đã có được sự tiến bộ nhanh chóng, những ứng dụng hiện đại được đưa vào sử dụng để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Nhưng những ứng dụng đó vẫn còn rất hạn chế, nhất là những phần mềm phục vụ chuyên môn, như tính lãi tự động, thẩm định dự án, … nên chưa đáp ứng và phục vụ kịp thời cho hoạt động của ngân hàng, vì vậy mà chất lượng cho vay còn nhiều hạn chế.

Đối tượng cho vay còn chưa được mở rộng và quy mô cho vay lại nhỏ, ví dụ như cho vay xuất khẩu lao động còn vướng măc về thủ tục rất phức tạp và số tiền vay lại nhỏ, đúng là số tiền để đi thì cũng không quá lớn, nhưng hầu hết các công ty đều đòi hỏi công nhân phải đặt cọc để tránh khi sang nước họ rồi lại bỏ việc, vì thế mà số tiền để “chạy” đi xuất khẩu lao động lên tới vài trăm triệu (sang Nhật là hơn 300 triệu, các nước Đông Nam Á khác thì ít hơn chút). Số tiền là quá lớn đối với một hộ nông dân chỉ sống bằng đồng ruộng, nhưng ngân hàng lại cho vay rất giới hạn, đòi hỏi cả giấy tờ từ công ty xuất khẩu (Hợp đồng lao động) và nhiều thủ tục khác. Nếu ngân hàng đa dạng được phương thức cho vay và đơn giản hoá thủ tục nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì chắc chắn hoạt động cho vay sẽ đạt kết quả tốt hơn. Ví dụ như ngân hàng sẽ thoả thuận với công ty xuất khẩu lao động sau khi thẩm định khách hàng đủ điều kiện vay thì số tiền vay đó sẽ được chuyển thẳng qua tài khoản cho công ty để đảm bảo mục đích sử dụng và an toàn, sau khi người lao động ra nước ngoài làm việc thì lương của họ sẽ được công ty chi trả một phần còn một phần giữ lại trả nợ dần cho ngân hàng. Công ty xuất khẩu cũng sẽ có trách nhiệm trong việc giám sát

người lao động. Làm được như vậy thì sẽ đơn giản cho người vay cũng như ngân hàng rất nhiều trong việc giải ngân cũng như thu nợ, vừa đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích vừa giúp ngân hàng giảm được rủi ro, rút ngắn thời hạn tín dụng của khoản vay thông qua việc trả dần nợ. Đồng thời còn giúp cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương có điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho gia đình cũng như giảm bớt các tệ nạn xấu cho địa phương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHÍ LINH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w