Thứ nhất: Ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế chưa tốt.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 26 - 30)

tốt.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vì ham lợi nên đã bất chấp quy định của cơ quan thuế cũng như lợi dụng sơ hở của luật thuế để bòn rút tiền của NSNN. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần.

Thực tế việc bòn rút tiền NSNN hay những vi phạm trong hoàn thuế chủ yếu xuất phát từ hành vi thiếu tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp.

- Thứ hai: Năng lực của đội ngũ cán bộ thuế còn hạn chế:

Hiện nay đội ngũ cán bộ thuế của phòng có trình độ đại học còn rất khiêm tốn 26,4%, nhiều cán bộ đã không cập nhật dược với quy trình quản lý của luật thuế mới, đã không ít cán bộ rất “ lúng túng “ trong việc kiểm tra đối tượng nộp thuế, đôi lúc còn kiểm tra cho qua chuyện, trong khi đó các đối tượng nộp thuế thì có quá nhiều thủ đoạn tinh vi trong việc chiếm đoạt tiền NSNN khiến cán bộ thuế nhiều khi không thể phát hiện ra hoặc không biết xử lý như thế nào, đây cũng là một kẽ hở để đối tượng nộp thuế bòn rút tiền NSNN.

- Thứ ba: Công tác quản lý đối tượng nộp thuế còn lỏng lẻo:

Thực tế hiện nay công tác quản lý đối tượng nộp thuế còn nhiều thiếu sót,việc kiểm tra, kiểm soát có nơi có lúc còn buông lỏng... Luật doanh nghiệp cũng đã thông thoáng hơn chính vì vậy nhiều “ công ty ma “ đã nổi lên, cơ quan thuế đôi lúc cũng không kiểm tra kĩ càng xem doanh nghiệp có tồn tại hay không mà vẫn cho hoàn thuế, có khi kiểm tra để lấy lệ. Đó là một trong những nguyên nhân để đối tượng nộp thuế lợi dụng rút ruột nhà nước.

- Thứ tư: Công tác quản lý sử dụng hoá đơn GTGT còn nhiều kẽ hở.

Chế độ quản lý, sử dụng, kiểm tra, kiểm soát về hoá đơn còn chưa hiện đại, mức độ sử lý vi phạm còn chưa thật hiệu quả, chính từ nơi đây đã tạo

nhiều kẽ hở cho các hành vi vi phạm có cơ hội ngày một gia tăng đối tượng cũng như mức độ nguy hiểm.

Hệ thống thông tin quản lý thuế hiện tại chưa có khả năng thực hiện việc tự động kiểm tra chéo hoá đơn chứng từ theo kê khai của các doanh nghiệp. Mà cụ thế là: việc kiểm tra đối chiếu giữa tờ khai thuế và bản kê hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ vẫn phải thực hiện thủ công nên khó phát hiện được sự trùng lặp trong việc sử dụng hoá đơn bán hàng. Chính vì vậy, các cán bộ thuế rất khó phát hiện ra các hoá đơn không hợp lệ, không thuộc cơ quan thuế quản lý hay là việc kiểm tra đối chiếu chéo hoá đơn để phục vụ hoàn thuế cũng rất thủ công.

Bên cạnh đó, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý thuế: Tờ khai thuế GTGT, các bản kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra và mua vào báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn; Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về những số liệu báo cáo, cơ quan quản lý thuế chỉ kiểm tra khi có nhu cầu (nghi ngờ có sự gian lận hoặc sai sót trong số liệu báo cáo khi xét duyệt hoàn thuế). Cách làm này thể hiện đúng tư tưởng hậu kiểm tra của luật doanh nghiệp mới, thể hiện sự tin tưởng của các cơ quan quản lý vào sự trung thực của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm sự phiền hà cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai này đã bộc lộ một số nhược điểm: khi cơ quan thuế nhận được tờ khai, hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp, bộ phận nhập số liệu sẽ phải nhập lại các số liệu từ các báo cáo đó, đây là sự lãng phí về thời gian, công sức và tiềm ẩn các lỗi nhập số liệu. Thêm vào đó, do số lượng dữ liệu về hoá đơn trên các bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra quá lớn nên các cục thuế khó khăn trong việc đối chiếu.

Có thể nói đây là những bức xúc và vướng mắc khi thực hiện quản lý hoá đơn chứng từ. Những khó khăn này là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng có nhiều vi phạm gian lận qua hoàn thuế như hiện nay.

- Thứ năm: Việc quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế

còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thêm vào đó việc chấp hành các quy định xử phạt này trên thực tế được thực hiện không nghiêm gây tâm lý coi thường kỷ cương phép nước. Trong thực tế, mỗi năm Cục thuế Hà nội đã kiểm tra phát hiện nhiều vụ vi phạm có những vụ phải truy thu và phạt hàng tỷ đồng nhưng số vụ phải ra hầu toà còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nước ta chưa có toà án thuế, còn cơ quan thuế lại không được giao thẩm quyền khởi tố các vụ án kinh tế. Đây là vấn đề tạo môi trường sản xuất kinh doanh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp.

- Thứ sáu: Do sự thiếu đạo đức của cán bộ thực thi nhiệm vụ

Ông cục trưởng cục cảnh sát kinh tế đã đặt vấn đề: Nếu không có sự tiếp tay của cán bộ ngành thuế, hải quan thì khó có thể lọt lưới nhiều vụ việc hoàn thuế như vậy.

Gần đây trong thông báo tình hình thực hiện luật thuế GTGT, báo cáo của tổng cục thuế cũng đã thừa nhận: “Chưa có giải pháp phù hợp để quản lý chặt chẽ hoạt động XNK, đặc biệt là XNK qua đường biên giới đất liền, một số cán bộ ngành thuế, hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý, có một số cán bộ thoái hoá, biến chất đã thông đồng, tiếp tay cho các đối tượng gian lận thuế “. Tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến việc gian lận trong hoàn thuế GTGT, đặc biệt là hoạt động XNK ngày càng gia tăng với quy mô lớn.

- Thứ bảy: Công tác kiểm tra thanh tra sau hoàn thuế còn nhiều bất

cập.

Hậu kiểm tra sau hoàn thuế là việc làm cấp thiết không thể thiếu được trong quá trình quản lý tài chính hiện nay. Một trong những công tác quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra thanh tra sau hoàn thuế là công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề khó khăn mà hầu hết các cơ quan thuế gặp phải, kể cả phòng Công nghiệpt là số lượng hoá đơn cần xác minh quá lớn, trong khi

quá trình tiến hành xác minh lại mất nhiều thời gian nên công việc thường tồn đọng nhiều, ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra của cục thuế. Nhiều cán bộ quản lý thu nói rằng công việc xác minh hoá đơn đã chiếm đến 50 % thời gian làm việc của họ.

Hơn nữa việc xác minh hoá đơn không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, đối với hoạt động XNK hàng hoá, việc xác minh hoá đơn đã lan ra phạm vi ngoài quốc gia, chính vì vậy cơ quan thuế không thể kiểm tra kiểm soát hết được và việc kiểm tra, kiểm soát sau hoàn thuế cũng không đảm bảo tính kịp thời. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng những yếu kém này mà rút tiền NSNN. Tình trạng này hiện nay đang rất bức xúc nhưng vẫn chưa có giải pháp thực sự hiệu quả cho nó. Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trong hoàn thuế GTGT với tính chất ngày càng nghiêm trọng mà đòi hỏi phải có phương hướng giải quyết kịp thời để ngăn chặn tình trạng đó. Trong thời gian tới, cần hạn chế tình trạng “rút ruột “ nhà nước của các đơn vị kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời phát huy được mặt tích cực của luật thuế GTGT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 26 - 30)