Phương pháp đánh giá:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 29)

Người ta thường hay sử dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh. Chúng ta có một số chỉ tiêu như sau:

a. Hệ số thanh toán hiện hành:

TSLĐ Khả năng thanh toán =

hiện hành Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Vốn bằng tiền + Phải thu Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, phải thu. Tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn so với các

khoản trên. Do vậy tỉ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản tồn kho và được xác định bằng lấy tổng tài sản lưu động trừ đi dự trữ và chia cho nợ ngắn hạn.

Nếu hệ số này ≥ 0,5 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, tình hình tài chính khả quan. Ngược lại tình hình tài chính gặp khó khăn, doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nhanh, có thể phải bán gấp sản phẩm hàng hoá để trang trải nợ nần.

Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm hiệu quả sử dụng vốn giảm.

c. Hệ số thanh toán tức thời:

Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán tức thời =

Nợ đến hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Việc duy trì vốn bằng tiền của doanh nghiệp có hợp lý không?

d. Chu kì kinh doanh và chu kì tiền mặt:

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tài trợ thông qua thu và chi của ngân quỹ. Thu và chi của ngân quỹ là hai hoạt động diễn ra không đồng thời là vì việc trả tiền để mua nguyên vật liệu không xảy ra cùng lúc với việc thu tiền do bán hàng hoá.

Để có thể kế hoạch hoá tài chính ngắn hạn, điều chỉnh khoảng thời gian giữa trả tiền NVL và thu tiền do bán hàng thì doanh nghiệp cần phải biết xác định chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt. Để từ đó có kế hoạch đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn.

Ta có thể lấy một ví dụ hết sức đơn giản để minh hoạ về việc xác định các chu kỳ này như sau:

Ví dụ: Một ngày nào đó là ngày thứ 0, ta mua một lượng nguyên vật liệu(NVL) trị giá là 1000đ. Sau khi nhận đủ NVL thì 30 ngày sau ta mới phải trả

tiền theo hoá đơn. 30 ngày tiếp theo có một khách hàng nào đó mua hàng hoá của doanh nghiệp với một lượng trị giá là 1400đ và theo hợp đồng anh ta sẽ trả tiền cho doanh nghiệp sau 45 ngày kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua. Ta có thể cân đối các sự kiện trên ở bảng sau đây:

Ng

ày Các hoạt động

Tác động vào ngân quỹ doanh nghiệp

0 Tiếp nhận NVL 0

30 Trả tiền NVL -1000

60 Bán hàng hoá 0

105 Thu tiền do bán hàng 1400

Dựa vào bảng trên ta thấy, kể từ khi tiếp nhận NVL nhập kho cho đến khi thu được tiền bán hàng mất một khoảng thời gian là 105 ngày, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ kinh koanh và nó có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho NVL cho đến khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ dự trữ (theo bảng trên là 60 ngày). Bộ phận thứ hai là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua cho đến khi thu được tiền về, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ chờ thu tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ dự trữ + chu kỳ chờ thu tiền

Chu kỳ dự trữ hay còn gọi là thời gian vận động của NVL là độ dài thời gian

vận động của NVL thành sản phẩm cuối cùng và thời gian để bán được những sản phẩm đó, nó được tính như sau:

Hàng tồn kho Chu kỳ dự trữ =

Chu kỳ chờ thu tiền hay là thời gian thu hồi những khoản phải thu là độ dài thời gian trung bình để chuyển những khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt, được tính như sau:

Khoản phải thu Chu kỳ chờ thu tiền =

Mức bán mỗi ngày

Hàng tồn kho gồm NVL, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.

Chu kỳ kinh doanh diễn tả tất cả các bước mà quá trình sản xuất kinh doanh phải trải qua như: NVL - sản phẩm dở dang - bán thành phẩm - thành phẩm - giao sản phẩm cho người mua- chờ thu tiền về.

Khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp trả tiền NVL cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng gọi là chu kỳ tiền mặt.

Chu kỳ tiền mặt = chu kỳ kinh doanh - chu kỳ trả tiền

Chu kỳ trả tiền là độ dài thời gian trung bình từ khi mua NVL và lao động đến khi thanh toán những khoản đó, được tính như sau:

Mức trả tiền bình quân Chu kỳ trả tiền =

Mức bán mỗi ngày

Giao h ng cho ngà ười mua Thu tiền bán h ngà

Bắt đầu dự trữ

Chu kỳ dự trữ Chu kỳ chờ thu tiền

Sơ đồ trên gợi ý rằng trong quản lý nguồn tài trợ ngắn hạn chúng ta cần quan tâm đến khoảng cách giữa thu và chi của ngân quĩ, khoảng cách này có liên quan đến độ dài của chu kỳ kinh doanh và chu kỳ trả tiền. Nếu như ta muốn khoảng cách này ngắn lại thì ta cần tìm cách thay đổi độ dài chu kỳ dự trữ, chu kỳ chờ thu tiền và chu kỳ trả tiền. Cụ thể là giảm thời gian vận động NVL thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn, giảm tồn kho; giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu bằng việc tăng tốc độ thu tiền của khách hàng; kéo dài thời gian trì hoãn những khoản phải trả bằng cách đi mua chịu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 29)