Nếu có tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và thực thi một kế hoạch sống và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hụt

Một phần của tài liệu Các giai đoạn phát triển con người trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH PTCĐ (Trang 55)

và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hụt hẫng, bị khủng hoảng. Họ sẽ tiếp tục sống thoải mái, thanh thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại.

2. Tuổi già và khía cạnh tâm linh

Khi đã cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình và con cháu. Nhiều cụ ông, cụ bà thường đi thăm viếng lễ bái ở các đền, chùa, di tích nổi tiếng của đất nước, tham gia các lễ hội của làng, xã. Những hoạt động này vừa mang tính thư giãn, giải trí cao, vừa thỏa mãn tâm lý trở về cội nguồn của người cao tuổi. Các cụ ông thường quan tâm đến lịch sử, gia phả của dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện những vấn đề mà trước đây vì bận công việc họ chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, niềm tự hào cho chính họ, vừa có ý nghĩa răn dạy con cháu rất tốt.

3. Tuổi già và buồn sầu, mất mát

Nhiều vấn đề gây nên những phản ứng buồn sầu nơi người cao tuổi. Mất sức khỏe, khả năng, sự hỗ trợ, các mối tương quan, bạn bè, vị thế khác nhau làm cho người già dễ bị tổn thương và có những phản ứng đau buồn.

Một cách tiếp cận giải thích những phản ứng đau buồn của người cao tuổi đó là lý thuyết của Elisabeth Kubler-Ross về sự hấp hối và cái chết (1969). Thuyết này có thể giúp ta hiểu rõ hơn quá trình của nỗi sầu và quá trình này có thể ảnh hưởng đến những phản ứng và cách đối phó của người cao tuổi ra sao.

Một phần của tài liệu Các giai đoạn phát triển con người trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH PTCĐ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)