KẾ HOẠCH THU MUA VẬT TƯ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH CUNG CẤP SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CƯỜNG VÀ THỊNH (Trang 43 - 45)

Tháng 9/2002

T T

Tên nhãn hiệu, quy

cách, PCNVL ĐVT

Số lượng

Đơn giá Số lượng cung cấp

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

1 Nhựa ép trắng kg 2000 19300 500 500 500 500

2 Nhựa PP 164 kg 5000 11700 1.250 1250 1250 1250

... ... ... ... ... ... ... ...

Đồng vàng 0,5 ly kg 1500 25000 375 375 375 375

Đồng bán cứng 0,7 ly kg 2500 25500 625 625 625 625

Giám đốc Công ty Phòng kế hoạch- vật tư Người lập

Căn cứ vào bản kế hoạch vật tư trên, phòng Kế hoạch- vật tư sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với từng nhà cung cấp.

Do trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay có nhiều đơn vị sẵn sàng cung cấp NVL cho Công ty và các nhà cung cấp muốn giữ được khách hàng thì phải thực hiện đúng với hợp đồng đã ký nên kế hoạch cung cấp NVL mà Công ty đề ra luôn hoàn thành. Trường hợp nếu như NVL cung cấp chậm so với kế hoạch thì tuỳ vào mức độ thiệt hại mà hai bên ( công ty Cường & Thịnh - người cung cấp) gây ra cho nhau sẽ tiến hành xử lý theo điều khoản ghi trong hợp đồng ( trường hợp hợp này ít xảy ra).

Phương pháp phân tích: Căn cứ vào kế hoạch thu mua vật tư và bảng kê nhập- xuất -Tồn vật tư, tiến hành phân tích dựa vào chỉ tiêu sau:

N ∑ V1i x gKi i=1 Tv = x 100% N ∑ VKi x gKi i=1

Chẳng hạn với 2 loại NVL là đồng vàng 0,5 ly và nhựa PP 164, kế hoạch và thực tế mua lần lượt trong tháng 9 là : 375: 375 và 1250:1250. Đánh giá tình hình thu mua như sau:

375 x 25000 +1250 x11700

TV = --- x 100% = 100% 375 x 25000 +1250 x11700

Kết luận: Công ty hoàn thành kế hoạch mua 2 loại vật tư.

2.2.7.2-Phân tích tình hình sử dụng NVL ở Công ty Cường & Thịnh.

Trong kỳ, từng phân xưởng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của mình (kế hoạch sản xuất lập 1 tháng 1 lần) và định mức tiêu hao vật tư cho một sản phẩm để viết phiếu xin lĩnh vật tư cho sản xuất sản phẩm.

Cuối mỗi kỳ kế toán, căn cứ trên các chứng từ nhập, xuất, kho và quyết toán vật tư, kế toán xác định được số lượng và giá trị từng loại NVL xuất dùng không hết nhập lại kho, từ đó xác định được số lượng và giá trị NVL từng loại xuất dùng thực tế.

Ví dụ: Trong tháng 9/2002 , kế hoạch sản xuất của phân xưởng nhựa ép là sản xuất 3000 vỏ nhựa 4A bằng nhựa ép trắng , định mức tiêu hao NVL là 0,061kg/1sản phẩm ; 2000 đế nhựa 4A bằng nhựa ép đen, định mức tiêu hao NVL là 0,049 kg/1 sản phẩm . Khi đó phân xưởng viết phiếu xin lĩnh vật tư với số lượng là:

0,061 x 3000 = 183 kg (nhựa ép trắng) 0,049 x 2000 = 98 kg (nhựa ép đen)

Để phân tích tình hình sử dụng NVL , cuối mỗi tháng kế toán lập bảng phân tích tình hình sử dụng NVL cho từng loại sản phẩm.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NVL THÁNG 9/2002Bộ phận: PX nhựa ép Bộ phận: PX nhựa ép Tên sản phẩm Vật tư sử dụng Định mức (kg) Thực tế ( kg) Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối

Vỏ nhựa 4A Nhựa ép trắng 183 183 0 0

Đế nhựa 4A Nhựa ép đen 171,5 166,25 -5,25 -3,16% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào bảng trên ta có nhận xét:

-Với nhựa ép trắng dùng để sản xuất vỏ nhựa 4A, định mức tiêu hao NVL bằng mức tiêu hao thực tế cho một sản phẩm. Việc sử dụng loại vật tư này cho sản xuất là tốt, không gây lãng phí.

-Với nhựa ép đen dùng sản xuất đế nhựa 4A; ta phân tích như sau: +Tổng tiêu hao vật tư theo định mức: 171,5 (kg)

+Tổng tiêu hao thực tế: 166,25(kg)

+Chênh lệch giảm: 5,25 (kg)

+Mức biến động tương đối : -5,25

--- = - 3,16% 166,25

Vậy so với định mức, thực tế sử dụng vật tư đã giảm 3,16%, chứng tỏ vật tư được sử dụng rất có hiệu quả, vì kế hoạch sản xuất đề ra vẫn đạt 2000(sản phẩm) trong khi vẫn tiết kiệm được vật tư (5,25kg). Đây là thành tích của Công ty trong quản lý và sử dụng NVL nếu sản phẩm sản xuất ra vẫn đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH CUNG CẤP SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CƯỜNG VÀ THỊNH (Trang 43 - 45)