Những vấn đề còn tồn tại trong kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN HÀ NỘI (Trang 38 - 41)

3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY.

3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.

trường, không ngừng nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu phấn đấu của Công ty. Trong cơ chế thị trường để làm được điều đó Công ty phải luôn nỗ lực cố gắng, là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, song không vì thế mà đơn vị mất đi sự tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

Việc tổ chức công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm được thực hiện đơn giản, đầy đủ, hợp lý và không có sự chồng chéo, đảm bảo phát huy hết năng lực trình độ của kế toán viên, tiết kiệm thời gian lao động cho nhân viên kế toán.

3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong kế toán tiêu thụ thành phẩm tạiCông ty. Công ty.

Mặc dù được tổ chức khá hợp lý và đồng bộ, song công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt kim Đồng Xuân vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm.

- Hạch toán chi tiết thành phẩm

Do đặc điểm thành phẩm của Công ty là đa dạng về chủng loại số lần nhập, xuất nhiều nên việc theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho thành phẩm tại Công ty không được đảm bảo thường xuyên, hàng ngày, Công việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa thủ kho và phòng nghiệp vụ thường chỉ được thực hiện mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng. Thực tế này đã hạn chế tác dụng của công tác kế toán chi tiết, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thành phẩm. Ngoài ra việc ghi sổ kế toán chi tiết thành phẩm như hiện nay tại Công ty là chưa khái quát được hết được tình hình biến động nhập - xuất - tồn kho thành phẩm bởi vì sổ chi tiết thành phẩm mới chỉ theo dõi được trên chỉ tiêu số lượng của từng loại thành phẩm mà không theo dõi được về mặt giá trị. Đây là một nghiệp vụ còn chưa hợp lý nên

Công ty cần phải xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện cho phù hợp hơn với tình hình thực tế tại Công ty.

- Tính giá thành phẩm xuất kho.

Hiện nay Công ty Dệt Kim Đồng Xuân sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá thành phẩm xuất kho. Theo cách này giá vốn hàng bán chỉ được tính một lần vào cuối kỳ, trong khi các nghiệp vụ xuất bán trong kỳ tại Công ty là rất nhiều. Vì không sử dụng giá hạch toán để ghi sổ nên mọi công việc kế toán đều dồn hết vào cuối kỳ, đây là một hạn chế của công tác kế toán tại Công ty.

- Công tác ghi sổ kế toán.

Trong công tác ghi sổ kế toán thì việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian là rất cần thiết, tạo điều kiện cho kiểm tra đối chiếu số liệu được dễ dàng hơn. Nhưng tại Công ty yêu cầu này được thực hiện chưa tốt cụ thể: Khi nhận được các chứng từ gốc, kế toán không tiến hành kiểm tra chứng từ ghi sổ kế toán ngay mà thường để 4-5 ngày sau mới tiến hành kiểm tra. Như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác giám sát tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, đôi khi xảy ra các hiện tượng nhầm lẫn giữa các nghiệp vụ, chứng từ bị đảo lộn.... Để đảm bảo cho việc quản lý giám đốc tình hình tiêu thụ thành phẩm theo đúng nguyên tắc thì các chứng từ gốc sau khi được chuyển về phòng kế toán phải được kiểm tra và ghi sổ kế toán ngay theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. Có như vậy mới đảm bảo tính cập nhật của thông tin kế toán phục vụ cho nhu cầu quản trị Doanh nghiệp.

- Về tài khoản sử dụng:

+ Bổ sung tài khoản 139: Dự phòng phải thu khó đòi. + Bổ sung tài khoản 811: Chiết khấu bán hàng.

Trên thực tế Công ty không sử dụng 2 tài khoản này trong kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa đây là việc làm hết sức cần thiết nhưng ở Công ty lại không có vì vậy nên chăng Công ty nên bổ sung 2 TK này vào hệ thống tài khoản mà Công ty đang dùng.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN HÀ NỘI (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w