A. Tăng bộ bền cơ học cho vỏ tàu. B. Tăng vận tốc lướt sóng của tàu.
C. Tăng vẻ mỹ quan cho vỏ tàu. D. Bảo vệ vỏ tàu không bị ăn mòn điện hóa. 395. Cho lá sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng, cho thêm 1 lượng nhỏ CuSO4, ta thấy:
A. Lá sắt mòn dần có bọt khí hidrro thoát lên.
B. Đầu tiên lá sắt bị ăn mòn chậm sau đó tốc độ ăn mòn tăng dần. C. Đầu tiên lá sắt bị ăn mòn nhanh sau đó tốc độ ăn mòn chậm dần. D. Đầu tiên lá sắt bị ăn mòn nhanh nhưng sau đó không bị ăn mòn tiếp.
396. Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho tới dư vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa tăng dần và không tan trong dd NH3 dư.
B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa này tăng dần sau đó tan trong dung dịch NH3 dư tạo dung dịch không màu trong suốt.
C. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa này tăng dần sau đó tan trong dung dịch NH3 dư tạo dung dịch màu xanh thẫm.
D. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu xanh, lượng kết tủa này tăng dần đồng thời hóa nâu trong không khí. 397. Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho tới dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là:
A. Đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư. C. Đầu tiên xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. D. Đầu tiên xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư.