CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 NHẬN XÉT CHUNG

Một phần của tài liệu Vận dụng dãy số thời gian phân tích biến động lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 và dự đoán năm 2015 (Trang 32)

3.1. NHẬN XÉT CHUNG

Ngành du lịch ở Việt Nam đang ngày một phát triển và ngày càng tham gia tích cực vào sự gia tăng GDP của đất nước.Nhìn chung, trong giai đoạn 2007-2014, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đang có xu hướng tăng dần qua từng năm (trừ giai đoạn 2008-2009 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu) đã góp phần làm tăng them nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.Với sự gia tăng bình quân số lượt khách du lịch quôc tế đến Việt Nam trong giai đoạn này là 10.09% tương ứng với số tuyệt là 520.71 nghìn lượt người. Năm 2015 đang có lượt khách gây dựng và quảng bá hình ảnh một Việt Nam xinh đẹp và thân thiện đã đạt kết quả tốt và dần được bạn bè quốc tế biết đến.

Trong giai đoạn này không chỉ là sự gia tăng về số lượng,số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn mang tình thời vụ. Cụ thể là từ phương pháp biểu hiện biến động thời vụ cho thấy số lượt khách du lịch quôc tế đến Việt Nam coósự sụt giảm trong quý II, quý III và giảm nhẹ vào quý IV, trong khi đó quý I có sự gia tăng

Trong tương lại,khi Việt Nam tăng cường mở của giao lưu với quốc tế cũng như có thêm các chính sách phát triển sẽ là một cơ hội lớn cho ngành du lịch phát triển hơn nữa.Tuy nhiên trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế hiện nay, song hành cùng các thuân lợi cũng là nhưng khó khăn nhất đinh về sự bảo tồn các di tích,công tác quản lý nạn chặt phá rừng,sư cạnh tranh từ các từ các địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ngoài,ngành du lịch Việt Nam khó có thể lương trươc được hết những khó khăn sẽ phải đối mặt trong tương lai.Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy thực trạng phát triển du lịch Việt Nam những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy đúng với tiềm năng và nguồn lực vốn có, chưa thể hiện được đẳng cấp chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, thương hiệu và sức cạnh tranh.Vì vậy cần phải có sự chuẩn bị ,có nhưng kê hoạch tôt nhất cho tương lai.Số lượt khách du lịch quôc tế đến Việt Nam sẽ tăng lên chỉ khi chât lượng ngành du lịch ngày càng được nâng cao và đảm bảo tính cạnh tranh tầm cỡ quốc tế.

Thời gian tới nhà nước cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành du lịch cần hợp tác và có những thay đổi phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam ở hiên tại và tương lai.

Vậy nên, dựa trên cơ sở phân tích biến động của lượng khách du lịch quôc tế đên Việt Nam giai đoạn 2007-2014 và dự đoán cho 2015 em xin đề xuất một số giải pháp như sau:

 Nghiên cứu và phát triển đồng thời thu hút sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước về những sản phẩm du lịch gắn với những vùng du lịch đặc trưng ở Việt Nam(7 vùng): Vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ; Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, thân thiện với môi trường ,đặc sắc, đa dạng , có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch , tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Từ đó đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch để thu hút khách du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; và đần dần hình thành hệ thống khu du lịch của địa phương và đô thị du lịch.

 Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

• Nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ về hệ thống hạ tầng cơ sỏ vật chat kĩ thuật để phục vụ yêu cầu phát triển thichshowpj với từng khi du lịch.

• Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi tham gia phục vụ khách du lịch.

• Phát triển đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, đi lại tham quan... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,chủ động, sáng tạo đủ sức thích nghi và đáp ứng vơi yêu cầu phát triển của ngành du lịch.

• Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo.

• Xây dựng những cơ quan và tổ chức chuyên nghiệp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch của nhà nước để phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước

• Từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý và lao động có tay nghề cao; đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu.Ví dụ :Không chỉ là nhưng hương dần viên du lịch mà còn cả những ngươi dân sinh sống ở những địa điểm du lịch cũng biết giao tiếp nhiều thứ tiêng đặc biệt la tiêng anh,thái đọ tiếp khách chuyên nghiệp được đào tạo bài bản,có bằng cấp,luôn đóng góp nhưng ý tưởng mới cho việc phát triển du lịch của địa phương….

 Đầu tư và chính sách phát triển du lịch: Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch. Thực hiện chính sách phát triển bền vững; ưu đãi đối với du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.

 Nhà nước cần quản lý nghêm ngặt về các hoạt động du lịch:

• Xiết chặt các chế tài về quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch : Trong suốt thời gian vừa qua các cơ quan truyền thông liên tục đưa tin về các vấn nạn liên quan đến du lịch ( nạn chặt chém, ăn xin khách du lịch..v..v ..) làm xấu đi hình ảnh của du lịch Việt Nam. Đã đến lúc các cơ quan cần có hình thức quản lý và xử phạt nghiêm khắc nhằm hạn chế tối đa nhưng hình ảnh xấu về du lịch Việt Nam.

• Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch, đẩy mạnh liên kết hợp tác liên ngành, liên vùng; thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách và chi tiêu đối với du lịch ra nước ngoài trong mối tương quan với việc không ngừng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hoạt động du lịch trong nước.

• Đẩy mạnh áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ngành; tẳng cường kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng dịch vụ; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng, qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.

• Tăng cường phân cấp trong quản lý, đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo sự chủ động của doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.

• Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch.

• Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.

• Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; nâng cao nhận thức về du lịch, đồng thời đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường trong mọi hoạt động du lịch.

 Hợp tác quốc tế về du lịch: Tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác song phương và đa phương, gắn với thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam; mở rộng các quan hệ, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

 Tăng cường ý thưc của người dân về việc bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh không bị xâm hại, thương mại hóa, sử dụng sai mục đích: Việc giữ gìn được các danh lam thắng cảnh, di tích sẽ góp phần làm phong phú thêm du lịch Việt Nam.

• Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá Marketing thương hiệu du lịch Việt Nam với thê giới:

Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày;

• Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm

• Đồng thời đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Úc); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); Bắc Âu; Bắc Mỹ (Mỹ, Ca-na-đa) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng thu hút khách du slịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ...

• Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa. Tăng cương marketing du lịch vơi bạn bè thế giới:Tận dụng tối đa việc đưa hình ảnh Việt Nam thông qua các sự kiện Quốc tế: những sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn sẽ nếu được kết hợp khéo léo với quảng bá hình hình ảnh chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm; chú trọng phát triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất.

• Xây dựng một đội ngũ cơ quan chuyên nghiệp thiêt kế phát triển những website quảng bà du lịch online (với nhiêu ngôn ngữ trên thế giới ) cho từng điểm du lịch và nhưng đặc trưng hấp dẫn thu hút khách du lịch , đưa những đặc trưng đó vào những thươc phim tư liệu,phóng sự hay đơn giản chỉ là các video clip thông thương khác vào website nhằm xây dựng mục chiến lược đưa thương hiệu du lịch Việt Nam trở nên gần gũi và quen thuộc với các khách hàng tiềm năng đăc biệt là các du khách quốc tế và xuất hiệnở vị trí tốt hơn, mật độ dày hơn trên các công cụ tìm kiếm “Travel News”

• Đặc biệt văn hóa Ẩm thực ở Việt Nam là điểm manh để thu hút khách du lịch nước ngoài.Vì vậy cần chúa trọng xây dựng quy trình khai thác và sử dụng các món ăn tiêu biểu để xúc tiến du lịchVí dụ:Mạng Internet, Các kênh truyền hình quốc tế, các hội chợ triển lãm, các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch trong nươc và tại nước ngoài. Tại đây, nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn của các

món ăn ba miền, đồng thời hệ thống các nhà hàng cũng được đăng tải để phục vụ nhu cầu thông tin về ăn uống cho khách du lịch.

 Tăng cướng mối liên kết giữa các địa điểm du lịch.Tức là thay vì chỉ tập trung giới thiệu một địa điểm chúng ta nên kết nối nối nhiều địa điểm co lien quan hoặc hình thành từng tua du lịch để tăng sự hào hung cho du khách,cho họ co thêm hiều trải nghiệm đê mở rộng vồn hiểu biết và cung là quảng bà nhiều hơn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng dãy số thời gian phân tích biến động lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 và dự đoán năm 2015 (Trang 32)