Nhận xét về các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do Deloitte Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 38 - 41)

6 XD TBA khối A2 Nghĩa Lộ 94,27,

2.3. Nhận xét về các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do Deloitte Việt Nam thực hiện

toán báo cáo tài chính do Deloitte Việt Nam thực hiện

Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, Deloitte không những làm hài lòng khách hàng bởi chất lượng của các báo cáo kiểm toán được thực

hiện bởi các KTV trình độ chuyên môn mà còn bởi thái độ làm việc nghiêm túc, tác phong làm việc hòa nhã với khách hàng. Với phương châm mỗi nhân viên là hình ảnh, bộ mặt của Công ty, mỗi nhân viên Deloitte luôn được nhắc nhở về trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách hàng, điều này đã tạo nên một Deloitte Việt Nam hết sức chuyên nghiệp.

Ra đời sớm nhất tại Việt Nam, Deloitte Việt Nam hiểu rất rõ về môi trường kinh doanh cũng như các quy định về kế toán, kiểm toán, các chính sách pháp luật tại Việt Nam. Đây là một lợi thế của Deloitte Việt Nam khi cạnh tranh với các Big 4 khác trên thị trường Việt Nam. Áp dụng quy trình kiểm toán theo chuẩn của Deloitte toàn cầu và phần mềm kiểm toán AS/2 được hỗ trợ từ Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam chất lượng kiểm toán của Deloitte Việt Nam cũng không thua kém gì so với các Deloitte các nước khác. Deloitte toàn cầu với cam kết hỗ trợ lâu dài cho Deloitte Việt Nam về kỹ thuật, điều này giúp cho Deloitte Việt Nam có điều kiện cập nhật với những kiến thức mới về kiểm toán cũng như các lĩnh vực khác một cách nhanh nhất, đồng thời Deloitte Việt Nam cũng được tiếp cận với nguồn dữ liệu dồi dào về thông tin các Công ty trên toàn cầu, nhờ vậy, Công ty có thể giảm bớt thời gian và công sức tìm kiếm thông tin về các khách hàng.

Quy trình kiểm toán của Deloitte Việt Nam được giám sát chặt chẽ bởi nhiều cấp. Công việc của mỗi KTV đầu tiên sẽ được chính KTV đó kiểm tra, sau đó trưởng phòng kiểm toán xem xét, cuối cùng chuyên viên kiểm toán cấp cao rà soát lại trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Chính sự kiểm tra sát sao này nhằm đảm bảo KTV không để lọt các sai phạm trọng yếu dẫn đến đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp với thực tế BCTC.

Về ưu điểm

Xét riêng việc vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện đã đạt được hiệu quả trên nhiều mặt trong cuộc kiểm toán. Cụ thể như sau:

Một là, Việc vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC tại Deloitte Việt Nam được thực hiện theo quy trình của Deloitte nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Do vậy, chất lượng các cuộc kiểm toán luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Đây là một ưu thế lớn của Deloitte Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.

Hai là, Công tác vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC đã phục vụ đắc lực cho việc bao quát được các rủi ro trọng yếu.

Ba là, Việc vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC tại Deloitte Việt Nam do các chủ nhiệm kiểm toán - là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thực hiện nên kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao.

Về nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quá trình vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC tại Deloitte Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:

Một là, trong việc miêu tả chi tiết các thủ tục trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro do gian lận, Công ty chưa chú ý sử dụng lưu đồ mà chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết đơn vị và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc điều kiện mỗi đơn vị. Tuy nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp sử dụng lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì nó dễ theo dõi và mang tính hệ thống hơn.

Hai là, việc áp dụng chương trình kiểm toán của Deloitte chưa được điều chỉnh ở mức thích hợp vì các công ty ở Mỹ có trình độ phát triển khác với các công ty Việt Nam. Phần mềm AS/2 được phát triển trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh của các Công ty ở Mỹ bởi vậy, khi áp dụng vào Việt Nam, các

GĐ và chủ nhiệm kiểm toán lại phải thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tuy nhiền, nhiều trường hợp, không có sự tương ứng giữa phần mềm với yêu cầu thực tế, buộc các GĐ kiểm toán phải xây dựng lại từ đầu thủ tục kiểm toán căn cứ vào thực tế.

Ba là, mặc dù có nhiều chính sách thu hút nhân tài, tuy nhiên Deloitte Việt Nam cũng như tất cả các Công ty kiểm toán khác tại Việt Nam không tránh khỏi tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trầm trọng. Đây là một bài toán khó đối với Công ty bởi chính sự thiếu hụt về số lượng nhân viên đã buộc Công ty phải từ chối nhiều hợp đồng do không đáp ứng được đủ số lượng người trong đoàn kiểm toán. Trong mùa kiểm toán, các KTV thường xuyên phải làm thêm giờ để đảm bảo kịp tiến độ công việc. Điều này gây ra áp lực công việc lớn cho các nhân viên, dẫn đến làm hiệu quả công việc giảm xuống. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc xét đoán rủi ro do gian lận. Deloitte Việt Nam cần tuyển thêm nhiều nhân viên mới, đào tạo để đáp ứng được các yêu cầu của các hợp đồng kiểm toán.

Bốn là, vì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện nay quy định trách nhiệm của việc tồn tại gian lận không phải là kiểm toán viên nên có một số kiểm toán viên không có ý thức cao trong việc xét đoán và phát hiện gian lận. Điều này tạo nên rủi ro nghề nghiệp không chỉ với cá nhân kiểm toán viên mà cả uy tín của Công ty.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w