Kiểm nghiệm kết quả học tập của 200 học sinh tại trường THPT Nam Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có phụ huynh đang làm việc trong các ngành nghề khác nhau và rút ra các kết luận thống kê có ích. Trong phần bài tập này tôi lấy kết quả học tập của một môn học cụ thể để kiểm nghiệm, các môn học khác ta tiến hành tương tự.
Các bước tiến hành:
Mở một file SPSS:
Vào phần khai báo biến Variable View và khai báo các biến như sau:
Các biến đã được mã hoá cụ thể là:
Biến Giới tính được mã hoá bằng việc gán: số 1 là Nam, số 2 là Nữ
Biến Quê quán được mã hoá bằng việc gán: số 1 là “Nam Trung, Tiền Hải, Thái Bình”; số 2 là “Nam Chính, Tiền Hải, Thái Bình”; số 3 là “Nam Hồng, Tiền Hải, Thái Bình”; “số 4 là Nam Hà, Tiền Hải, Thái Bình”; số 5 là “Nam Hải, Tiền Hải, Thái Bình”; số 6 là “Bắc Hải, Tiền Hải, Thái Bình”; số 7 là “Nam Thanh, Tiền Hải, Thái Bình”; số 8 là “Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình”; số 9 là “Nam Phú, Tiền Hải, Thái Bình”; số 10 là “Nam Thắng, Tiền Hải, Thái Bình”; số 11 là “Nam Cường, Tiền Hải”, Thái Bình; số 12 là “Nam Thịnh, Tiền Hải, Thái Bình”; số 13 là “Tây Tiến, Tiền Hải, Thái Bình”.
Biến Nghề nghiệp của Bố(Mẹ) được mã hoá bằng việc gán: số 1 là “Công chức, viên chức nhà nước”; số 2 là “Công nhân khu công nghiệp Tiền Hải”; số 3 là “Thợ thủ công”; số 4 là “Kinh doanh buôn bán”; số 5 là “Nuôi trồng thuỷ sản”; số 6 là “Đi làm ăn xa”; số 7 là “Làm ruộng”.
Các biến Điểm tổng kết môn học được mã hoá bằng cách gán: số 1 là điểm từ “8.0 đến 10”; số 2 là điểm từ “6.5 đến 7.9”; số 3 là điểm từ “5.0 đến 6.4”; số 4 là điểm từ “3.5 đến 4.9”; số là điểm “dưới 3.5”.
Chuyển sang thẻ Data View nhập vào các số liệu thực tế thu thập được như sau:
Tiếp theo ta sử dụng các thao tác phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm nghiệm điểm trung bình học tập môn Văn của các học sinh có hoàn cảnh gia đình (công việc của bố mẹ) khác nhau với giả thiết và đối thiết là:
H0: điểm trung bình môn Văn của các học sinh có hoàn cảnh gia đình (công việc của bố mẹ) khác nhau là bằng nhau;
H1: điểm trung bình môn Văn của các học sinh có hoàn cảnh gia đình (công việc của bố mẹ) khác nhau là không bằng nhau.
Xuất hiện hộp thoại:
Chọn biến cần phân tích (định lượng) là Điểm trung bình môn văn
Nhấn Post Hoc để chọn loại kiểm định nhằm xác định cụ thể sự khác biệt giữa các nhóm (nhóm nào khác với nhóm nào). Chúng ta có thể chọn
Bonferroni hoặc Tukey’s-b (hai thống kê này đều cho ra cùng một kết quả) vì thường được sử dụng cho mục đích này.
Nếu phương sai giữa các nhóm cần so sánh không bằng nhau, chúng ta chọn Tamhane’s T2 (ứng dụng cho kiểm định t từng cặp nếu phương sai của chúng không bằng nhau).
Significance level là mức ý nghĩa của giả thuyết thống kê, ở đây ta chọn luôn mặc định là 0.05 (tức 5%).
Nhấn Continue, sau đó nhấn Option để thiết đặt các lựa chọn. Trong đó
Means plot để làm cho xuất hiện thêm hình minh họa. Ta có thể hiển thị thêm các thống kê mô tả bằng cách chọn Descriptive.
Nhấn Continue và cuối cùng là Ok, ta có bảng các kết quả kiểm nghiệm sau:
Trong bảng Test of Homogeneity of Variances ta thấy Sig.=0.058 >0.05 nên ta có thể khẳng định là phương sai của các nhóm là bằng nhau, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA.
Ở bảng thứ hai bảng ANOVA ta thấy, F=1.074 và Sig.=0.379>0.05 nên chưa có cơ sở để ta bác bỏ giả thiết H0 hay chấp nhận đối thiết H1.
Kết quả kết xuất từ phần mềm giúp ta kết luận rằng, nghề nghiệp của bố mẹ không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập môn văn của học sinh. Đây là một kết luận rất có ích cho quá trình dạy học.
KẾT LUẬN
Ứng dụng phân tích phương sai trong phần mềm SPSS đã giúp kiểm nghiệm, đánh giá được phần nào kết quả học tập của các học sinh được điều tra. Kết quả kết xuất từ phần mềm giúp ta kết luận rằng, nghề nghiệp của bố mẹ không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh, cụ thể là ở môn văn như ở phần bài tập trên. Như vậy, sự khác biệt về học lực chủ yếu vẫn là do ý thức, thái độ, tính chuyên cần và trí thông minh của mỗi học sinh.
Kết luận này giúp giáo viên ổn định lại tâm lý cho học sinh. Không phải con em của gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì sẽ học tập kém đi, mà chính sự khó khăn vất vả của cha mẹ lại là nguồn động lực để các em có chí hướng phấn đấu học tập tốt hơn; và không phải là con em của gia đình khá giả có nhiều điều kiện học tập thuận lợi thì ai cũng học tập tốt.
Tóm lại luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ sau đây:
• Trình bày một số khái niệm của Lý thuyết xác suất;
• Trình bày những hiểu biết về phần mềm SPSS và ứng dụng phân tích phương sai một yếu tố có trong phần mềm;
• Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện việc điều tra, kiểm nghiệm kết quả học tập trong dạy học ở trường phổ thông qua bài tập thực nghiệm.
Từ những kết quả thu được cho phép xác nhận rằng mục đích nghiên cứu đã hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do còn hạn chế về chuyên môn và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn.
Trong thời gian tới nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, tôi sẽ nghiên cứu thêm những ứng dụng thực tế và bổ ích khác có trong phần mềm SPSS. Ứng dụng phân tích phương sai nhiều yếu tố là ưu tiên nghiên cứu tiếp theo của tôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
[2]Nguyễn Văn Quảng, Xác suất nâng cao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. [3]Nguyễn Duy Tiến, Các mô hình xác suất và ứng dụng, NXB Quốc gia Hà
Nội, 2001.
[4]Trần Ngoc Vũ, Hướng dẫn sử dung SPSS.
[5]http://timtailieu.vn/tai-lieu/cong-thuc-xac-suat-thong-ke-9308/
[6]http://www.ykhoa.net/r/R/Chuong%2011.%20%20Phan%20tich%20phuong %20sai.pdf