Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn địa lý hay (Trang 30)

Hoàng Liên Sơn).

8. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai nhiệt đới gió mùa.

− Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi : từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm.

− Trong đai này có hai nhóm đất :

+ Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nớc, bao gồm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,...

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nớc, phần lớn diện tích là feralit đỏ vàng, tốt nhất là loại đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

− Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới :

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thờng xanh hình thành ở những vùng núi thấp ma nhiều, khí hậu ẩm ớt, mùa khô không rõ, rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 − 40 m, phần lớn các loại cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

+ Ngoài ra còn có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa : rừng th ờng xanh, rừng nửa rụng lá, rừng tha nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhỡng đặc biệt nh hệ sinh thái rừng nhiệt đới thờng xanh trên đá vôi ; hệ sinh thái rừng lá rộng thờng xanh ngập mặn trên đất mặn, đất phèn (chua mặn) ven biển ; hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên cát, đất thoái hoá vùng khô hạn.

9. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai cận nhiệt đới gió mùatrên núi. trên núi.

− Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, ma nhiều hơn, độ ẩm tăng.

− ở độ cao từ 600 − 700 m đến 1 600 − 1 700 m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng đã tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn đợc tích luỹ, hình thành đất feralit có mùn với đặc tính chua. Đồng thời quá trình phong hoá yếu đi nên tầng đất mỏng hơn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phơng Bắc ; các loài thú có lông dày nh gấu, sóc, cầy, cáo.

− ở độ cao trên 1 600 − 1 700 m, nhiệt độ thấp, hình thành đất mùn. Rừng sinh trởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài ; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có mặt các loài chim di c thuộc khu hệ Himalaya.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn địa lý hay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w