So sánh trình tự nucleotide và amino acid trên gene fedA

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố độc lực của enterotoxigenic escherichia coli (ETEC) gây tiêu chảy trên heo con ở đồng bằng sông cửu long (TT) (Trang 25)

Trình tự nucleotide trên đoạn gene fedA mã hóa tiểu phân tử FedA của kháng nguyên bám dính F18 đã được xác định với độ dài khoảng 313 bp. Mặc dù, trình tự nucleotide trên gene fedA có nhiều sai khác giữa các chủng ETEC gây bệnh tiêu chảy heo con ở khu vực ĐBSCL và các chủng tham khảo trên NCBI, nhưng không làm thay đổi thành phần amino acid, do đó có rất ít sự thay đổi về vị trí amino acid thể hiện ở Hình 4.5.

Hình 4.5: Sai khác trong trình tự amino acid trên gene faeG của các chủng ETEC mang kháng nguyên bám dính F18

23

Có 3 vị trí sai khác về trình tự amino acid của tiểu phân tử FedA giữa các chủng ETEC F18 phân lập từ phân heo con tiêu chảy ở ĐBSCL và 2 chủng trên ngân hàng gene, đó là vị trí 196, 208, 235. Đặc biệt tại vị trí 217, cả 9 chủng ETEC (8 chủng phân lập từ phân heo con tiêu chảy và 1chủng phân lập từ nước uống) ở khu vực ĐBSCL và 2 chủng tham chiếu trên NCBI là amino acid proline (P). Theo các báo cáo của Imberecht et al.

(1994), Barth et al. (2011) và Võ Thành Thìn (2012), họ cho rằng bộ ba nucleotide CCG mã hóa amino acid proline (P) chỉ có trên gene fedA của biến thể F18ac và không tìm thấy trên biến thể F18ab. Như vậy, biến thể F18ac có thể được phân lập từ các chủng ETEC gây bệnh cho heo sau cai sữa và từ môi trường ở vùng ĐBSCL. Các kết quả này góp phần làm rõ vai trò quan trọng của các chủng ETEC mang kháng nguyên bám dính F4 và F18 gây bệnh tiêu chảy heo con ở khu vực ĐBSCL. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng làm lây lan mầm bệnh của các chủng ETEC từ vật nuôi sang môi trường và ngược lại.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Vi khuẩn E. coli hiện diện trong hầu hết các mẫu phân tiêu chảy ở heo con theo mẹ cũng như heo con sau cai sữa. Tỷ lệ nhiễm E. coli trong phân heo con tiêu chảy không phụ thuộc vào mùa khô hay mùa mưa.

Các chủng ETEC mang kháng nguyên F4, F5 và F6 là những chủng chiếm ưu thế trong mẫu phân heo con tiêu chảy, heo khỏe và môi trường chăn nuôi. Sự phân bố các chủng ETEC F4, F5 và F6 không phụ thuộc vùng sinh thái và quy mô đàn.

Các chủng ETEC mang gene mã hóa kháng nguyên bám dính F4 và F18 là những chủng phổ biến nhất gây tiêu chảy heo con theo mẹ và sau cai sữa ở 6 tỉnh/ thành phố thuộc ĐBSCL, kế đến là F5, F6, F41, Intimin và AIDA-I. Gene mã hóa độc tố ruột STb và EAST1 hiện diện nhiều nhất, tiếp theo là LT, STa. Những tổ hợp gene chiếm ưu thế ở vùng này là F4/EAST1, F4/STb/EAST1, F18/EAST1 và F18/STb/EAST1.

Phần lớn các chủng ETEC được phân lập từ heo bị tiêu chảy có độc lực cao đối với chuột bạch thí nghiệm cũng như gây bệnh thực nghiệm cho heo sau cai sữa với những dấu hiệu lâm sàng tương tự ETEC gây bệnh tiêu chảy trong tự nhiên.

Hầu hết các vi khuẩn ETEC gây bệnh tiêu chảy trên heo đề kháng cao với các loại kháng sinh thường sử dụng trong chăn nuôi ở ĐBSCL như ampicillin, florfenicol, trimethoprim/ sulphamethoxazole, tetracycline,

24

neomycin và nalidixic acid. Tuy nhiên chúng còn nhạy cảm cao với ceftazidime, amikacin và amoxicillin/clavulanic acid.

Các chủng ETEC mang gene faeG mã hóa kháng nguyên bám dính F4 và gene fedA mã hóa kháng nguyên bám dính F18 được phân lập từ heo con tiêu chảy và môi trường chăn nuôi ở ĐBSCL có mối quan hệ di truyền gần nhau. Trình tự nucleotide trên gene faeG fedA của các chủng ETEC có sự tương đồng rất cao với các chủng tham chiếu trên ngân hàng dữ liệu NCBI.

Các chủng ETEC mang kháng nguyên bám dính F4 và F18 được phân lập từ heo và môi trường là nguồn gây bệnh ETEC cho heo và chúng đóng vai trò quan trọng trong lan truyền ETEC gây bệnh cho heo con từ môi trường chăn nuôi và ngược lại ở ĐBSCL.

5.2 Đề xuất

Tất cả các chủng ETEC mang các yếu tố gây bệnh như kháng nguyên F4, F18 đặc biệt là biến thể F18ac và độc tố STb nên được lựa chọn để sản xuất vaccine phòng ETEC gây bệnh tiêu chảy heo con ở vùng ĐBSCL.

Phương pháp PCR-RFLP nên tiếp tục thực hiện với các enzyme cắt giới hạn để xác định các biến thể của kháng nguyên F4 và F18 hiện diện ở ĐBSCL, để xác định thành phần kháng nguyên trong nghiên cứu sản xuất vaccine.

Xác định nồng độ độc tố ruột của các chủng ETEC gây bệnh để giải thích các chủng vi khuẩn ETEC phân lập từ heo khỏe mang độc tố nhưng không gây tiêu chảy ở heo con.

Nên tiếp tục nghiên cứu sản xuất các loại thuốc có mục tiêu tấn công các plasmid chứa gene đề kháng thuốc, phát triển các loại thuốc ức chế các loại enzyme gây đề kháng và gene quyết định độ bám dính của vi khuẩn E. coli dựa vào cơ chế hoạt động của chúng.

25

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố độc lực của enterotoxigenic escherichia coli (ETEC) gây tiêu chảy trên heo con ở đồng bằng sông cửu long (TT) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)