Đánh giá kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Kết quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình tiến hành hoạt động từ khâu giám định đến khâu bồi thường, đề phòng và hạn chế tổn thất.

Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng phí Bảo hiểm gốc của nghiệp vụ Bảo hiểm

cháy tại PVI

Đơn vị: % Năm 2004 2005 2006 2007 2008 % tăng trưởng so với năm liền trước 89,20 10,90 22,48 -90,07 13,27

Nguồn: phòng Tài sản-kỹ thuật PVI

Từ bảng số liệu ta thấy được: tốc độ tăng trưởng phí của bảo hiểm cháy là không ổn định .Trong năm 2004,doanh thu phí bảo hiểm cháy tăng trưởng ở mức rất cao.Nhưng bước sang năm 2005 tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống hơn 8 lần so với năm 2004.Đặc biêt,năm 2007 tốc độ tăng trưởng lại là con số âm.Điều này cho thấy doanh thu phí bảo hiểm cháy đã giảm đáng kể so với các năm trước đó.

Cho đến nay bảo hiểm cháy đã là một nghiệp vụ quan trọng đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho PVI.

Để đảm bảo cho quá trình hạch toán của nghiệp vụ đòi hỏi phải có sự chênh lệch thu chi về mặt tài chính,như vậy mới đảm bảo cho công việc triển khai và mở rộng nghiệp vụ.Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ có tính quy ướcvà được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi

Bảng 8 :Kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PVI

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu bảo hiểm (1) 225.396,92 205.202,8 314.143,00 42.121,00 113.587 Tổng chi (2) 116.036, 68 202.59 5 242.14 9 19.63 6 78.05 4 Chênh lệch (3)=(1)-(2) 109.360,2 4 2.607, 8 71.99 4 22.48 5 35.53 3 Tỷ lệ (4)=(1)/(2) 1,9 425 1,012 9 1,297 3 2,145 0 1,455 2

Nguồn: Phòng Tài sản kỹ thuật PVI

Năm 2004 cứ 1 triệu đồng chi trả bỏ ra tạo được 1,9425 triệu đồng doanh thu. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm đi, cứ bỏ ra 1 triệu đồng thu được 1,0129 triệu đồng doanh thu. Năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên một chút, đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng mạnh(cao nhất trong các năm gần đây) rồi lại giảm đi vào các năm 2008

Như chúng ta đã biết, muốn có kết quả kinh doanh cao thì chênh lệch thu chi phải lớn. Bên cạnh việc tăng cường tổng thu còn phải hết sức chú ý đến các khoản chi. Các khoản chi phải phù hợp và hết sức tiết kiệm, chi đúng mục đích và theo đúng chế độ của Bộ tài chính.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy,hiệu quả kinh doanh của công ty có diễn biến không đều.Điều này là do một số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân đầu tiên : nghiệp vụ bảo hiểm cháy một nghiệp vụ phát triển được thời gian chưa lâu như một số nghiệp vụ bảo hiểm khác nên đội ngũ

cán bộ giỏi về nghiệp vụ chưa nhiều, trình độ tiếng Anh và sử dụng vi tính của cán bộ công nhân viên còn chưa cao, phong cách làm việc chưa phù hợp với điều kiện kinh tế hội nhập, còn thua kém nhiều so với phong cách làm việc của các Công ty nước ngoài. Vẫn còn nhiều cán bộ khai thác bảo hiểm chưa biết tận dụng đi khai thác kết hợp với tuyên truyền quảng cáo vận động nên vẫn có một số khách hàng năm trước tham gia bảo hiểm năm sau không tái tục hợp đồng nữa mà tham gia bảo hiểm ở Công ty bảo hiểm khác.

- Nguyên nhân thứ hai là : công tác bồi thường quá chậm chạp theo như mong muốn của khách hàng. Một số vụ bồi thường lớn cho khách hàng chiến lược chưa được giải quyết nhanh và chưa dứt điểm. Còn để khách hàng khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Một số vụ giám định ban đầu chưa đủ căn cứ pháp lý, phải bổ sung trong quá trình giải quyết dẫn đến kéo dài thời gian bồi thường.

- Nguyên nhân thứ ba : cơ chế chính sách pháp luật về bảo hiểm chưa thống nhất, hiện nay luật bảo hiểm đã có hiệu lực tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động. Tuy nhiên, trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại cho phép các Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thể tham gia bảo hiểm ở Việt Nam hay nước ngoài, điều này có thể thu hút đầu tư nhưng lại gây bất lợi cho các Công ty bảo hiểm trong nước bị mất thị trường bảo hiểm ngay trong nước mình. Bên cạnh đó khả năng tài chính yếu kém đã gây sự thiếu tin tưởng vào các Công ty bảo hiểm trong nước. Hơn thế nữa công tác đánh giá rủi ro không chính xác, nhiều đơn vị rủi ro lớn không đảm bảo yêu cầu về công tác PCCC tối thiểu mà Công ty vẫn thực hiện bảo hiểm cho họ. Điều đó là quá nguy hiểm đặc biệt là những đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, vì vậy khi TBH cho các Công ty bảo hiểm nước ngoài họ đã không chấp nhận.

- Nguyên nhân thứ tư : do yếu tố cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt kể từ sau Nghị 100/CP (18/12/1993) có nhiều Công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam .

Hiện nay thị trường bảo hiểm cháy có khoảng gần 20 Công ty tham gia. Các công ty này chào dịch vụ với giá rất thấp, thậm chí tới mức nguy hiểm làm nảy sinh hiện tượng phá giá trên thị trường ảnh hưởng đến sự ổn định kinh doanh của Công ty.

Tóm lại những nguyên nhân trên là khó tránh khỏi khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Để đạt được mục tiêu đưa nghiệp vụ này trở thành nghiệp vụ chủ chốt đóng góp quan trọng vào doanh thu của Công ty thì Công ty bảo hiểm PVI phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ, khắc phục các mặt hạn chế, khó khăn để phát triển nhanh chóng trong tương lai.

Trong phần chi của nghiệp vụ bảo hiểm thì chi bồi thường cho người được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm là khoản chi khó có thể điều chỉnh, đặc biệt là bảo hiểm cháy. Do đó, nếu công ty muốn đạt kết quả kinh doanh cao họ chỉ có thể bớt các phần chi khác ngoài chi bồi thường và chi đề phòng hạn chế tổn thất.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w