III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM 1 Quy mô xuất khẩu
3. Tiêu chuẩn chất lượng:
Để quản lý chất lượng của cao su xuất khẩu, ngày 1/1/1995 hệ thống các đặc tính kỹ thuật của cao su tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-3769-95 tương ứng với hệ tiêu chuẩn ISO2000 đã được ban hành trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN-3769-83 để phù hợp với yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu thụ. Kể từ 1/1/1996, cao su định chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được bán ra thị trường theo tiêu chuẩn này.
Trong những năm qua, cao su xuất khẩu ở nước ta chủ yếu thuộc loại SVR L,3L. Theo hệ thống tiêu chuẩn, đây là loại cao su mủ nước phẩm cấp cao, chỉ thích hợp cho việc sản xuất săm lốp chất lượng tốt, song nhu cầu tiêu thụ đối với loại này trên thế giới không lớn. Tình hình chế biến và cơ cấu các sản phẩm cao su xuất khẩu ở Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng19: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Đơn vị: %
Năm Loại sản phẩm và cơ cấu
Tổng sè SVRL,3L,5 SVR10,20 CV Li tâm SP khác 1990 100 72,56 9,19 0 1,58 16,67 1995 100 82,11 7,45 4,61 2,42 3,41 1996 100 80,23 7,98 5,65 2,99 3,15 1997 100 75,47 12,03 7,79 1,83 2,89 1998 100 74,88 11,05 9,28 1,99 2,80 1999 100 69,18 11 10,6 0 3,77 5,47 2000 100 67,38 12,86 12 5,81 1,90
(Nguồn: Tổng công ty cao su)
Qua bảng trên cho thấy, từ năm 1990 tới năm 2000 trong tổng sản lượng chế biến tỷ lệ sản phẩm SVR L, 3L có xu hướng tăng dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng, giai đoạn 1990-1996 từ 73% (1990) đã lên đến 80% (1996). Giai đoạn 1996 đến nay do nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới sử dụng sản phẩm cao su cao cấp không còn lớn nên cơ cấu loại sản phẩm này đã giảm dần từ 80% năm 1996 xuống còn 67,3% năm 2000.
Trong khi đó, thị trường thế giới sử dụng cao su thiên nhiên chủ yếu cho công nghiệp sản xuất vá xe (tiêu thụ 70% sản lượng cao su thiên nhiên). Ngành công nghiệp này sử dụng loại cao su SVR 10, 20, theo hệ thống TCVN là loại cao su mủ đông chất lượng thấp hơn. Trong khi đó, ở nước ta, sản xuất cao su lại chủ yếu là sản xuất đại điền, thu mủ nước thuận lợi nên 75% sản phẩm sơ chế là chủng loại mủ nước SVR L, 3L, 5 có nhu cầu tiêu thụ thấp trên thị trường thế giới. Trong 25% còn lại loại cao su SVR 10, 20 cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng trên 10% sản lượng chế biến. Đây là một trong những yếu tố làm việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Hàng năm, các nước có ngành công nghiệp chế tạo ụtụ phát triển như Nhật bản, Mỹ đều có nhu cầu tiêu thụ một lượng cao su lớn, chủ yếu là loại SVR 10,20. Nhật bản hàng năm mua của Thái lan trên 500 nghìn tấn SVR 10, 20, chiếm khoảng 27-28% tổng nhu cầu đối với loại này, trong khi đó họ chỉ có thể mua của Việt Nam 5 nghìn tấn loại này (3% nhu cầu). Mỹ cũng nhập từ Thái lan khoảng 250 nghìn tấn SVR 10, 20/năm, trong khi chỉ nhập từ Việt Nam 1-2 nghìn tấn. Nếu Việt Nam tập trung đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu, cải tiến dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ chế biến, để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng tỷ lệ loại cao su SVR10, 20 mà các nước đang có nhu cầu lớn thì
sẽ có khả năng mở rộng thị trường cho xuất khẩu.
Về quy trình kiểm tra chất lượng cao su, biện pháp chủ yếu để quản lý chất lượng sản phẩm là quản lý nguồn nguyên liệu bao gồm từ khâu khai thác. Vận chuyển đến xử lý trong nhà máy và cuối cùng là khâu KCS. Khâu KCS đã được quan tâm với hình thức là hầu hết các công ty đều có bộ phận KCS với tổng công suất kiểm phẩm là 750- 800 mẫu/ca, đủ để kiểm tra toàn bộ sản phẩm SVR sản xuất. Riêng khu vực Tây Nguyên tình hình quản lý chất lượng cũn kộm, hiện tại các bộ phận KCS chỉ kiểm tra bằng quang lượng. Đến nay, tình hình này được cải thiện phần nào nhờ vào việc xây dựng một phòng kiểm phẩm chung do Viện Nghiên cứu cao su quản lý. Tuy nhiên, khâu KCS chỉ là một công đoạn đo lượng trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, chủ yếu là khâu quản lý chất lượng nguyên liệu để đảm bảo độ đồng đều của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Khâu này vẫn còn yếu và chưa có sự quan tâm đúng mức ở tất cả các Công ty trong ngành.