Thường chúng ta gặp trong hệ silicat có sự phân hủy dung dịch rắn ở một nhiệt độ nhất định.
Hình 51Hệ bị phân hủy dung dịch rắn khi làm lạnh hay nung nóng chảy
Tùy theo quá trình nung nóng hay làm lạnh một hỗn hợp, vật chất có thành phần xác định ta sẽ có một nhiệt độ mà tại đó dung dịch rắn tạo thành từ trước sẽ bị phân hủy thành pha lỏng và dung dịch rắn có thành phần thay đổi hay chuyển từ dung dịch rắn bão hòa thành dung dịch rắn không bão hòa…
Xét quá trình kết tinh của điểm M có thành phần nằm giữa khoảng ab.
Khi giảm nhiệt độ tới điểm M1 trên đường thủy tuyến UB’ lúc đó xuất hiện dung dịch rắn . Tiếp tục giảm nhiệt độ trong pha lỏng ngày càng có nhiều tinh thể
dung dịch rắn thành phần pha lỏng sẽ thay đổi từ B U (có nghĩa là từ M1 U), còn thành phần pha rắn sẽ thay đổi từ S1 b.
Nếu giảm nhiệt độ tới Tu, điểm M chuyển dịch xuống M2 lúc đó hỗn hợp M lỏng cuối cùng sẽ kết thúc quá trình kết tinh khi đó tại thời điểm Tu thành phần pha lỏng sẽ là U còn pha rắn sẽ là b. Ở nhiệt độ Tu chúng ta còn thấy xuất hiện phản ứng hoá học giữa và pha lỏng để tạo thành dung dịch rắn mới là . Theo quy tắc đòn bẩy ta có thể xác định được lượng tinh thể và pha lỏng tại điểm M2. khi giảm nhiệt độ xuống dưới Tu ta chỉ thu được hỗn hợp cơ học của hai loại tinh thể là dung dịch rắn và .
Nếu ta chọn thành phần M trùng với thành phần của điểm a chứng tỏ sau khi kết thúc quá trình phản ứng hoá học pha lỏng sẽ biến mất và xuất hiện pha rán mới là dung dịch rắn.
Thành phần dung dịch rắn , sẽ thay đổi theo ac và bd.
Xét quá trình kết tinh của điểm N có thành phần nằm giữa U và a. Sau khi giảm nhiệt độ tới Tu lúc đó những tinh thể tách ra từ trước sẽ phản ứng với pha lỏng có thành phần là d. Kết quả phản ứng những tinh thể tách ra từ trước sẽ biến mất và xuất hiện dung dịch rắn . Tiếp tục giảm nhiệt độ thành phần pha lỏng sẽ thay đổi từ U – A’ còn thành phần pha rắn sẽ thay đổi từ a – A’. Cuối cùng hỗn hợp N sẽ kết thúc quá trình kết tinh tại N3, khi đó dung dịch rắn bão hòa trở thành không bão hòa. Tiếp tục giảm nhiệt độ từ N3 – N4 ta chỉ thu được dung dịch rắn không bão hòa . Nhưng tại N4 dung dịch rắn trở thành bão hòa, lúc đó cấu tử B còn dư không có khả năng tan trong A mà sẽ tách ra dưới dạng dung dịch rắn .
Ví dụ xét hệ Nhêphelin và Anorơchit của Bôen. Bên phải biểu dồ có sự tạo thành dung dịch rắn của Nhêphelin trong Anorơchit, khả năng Nhêphelin hoà tan vào trong anorochit khoảng tối đa là 4%.
Hình 52Hệ Nhêphelin – Anorơchit tạo thành bởi dung dịch rắn của Nhêphelin trong anorơchit và anorơchit trong nhêphelin.
Khi pha lỏng chứa khoảng 45% anorơchit và 55% Nhephelin ta thấy xuất hiện điểm ơtecti.
Bên trái biểu đồ là tập hợp những quá trình phức tạp nhất, nhưng đó cũng là phần biểu đồ hay nhất, vì nó xảy ra cả hai quá trình phân hủy dung dịch rắn khi làm lạnh và phân hủy dung dịch rắn khi nung nóng chảy.
a- Xét quá trình nung nóng hỗn hợp có thành phần a chứa 25% anorơhit và 75% nhêphelin. Trong vùng cân bằng của Nhêphelin bão hòa và pha lỏng, khi tăng nhiệt độ lên 13500nhephelin bị chuyển hóa thành một dạng mới là - cacnhêghit hỗn hợp cuối cùng bị nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 13800C.
Nếu ta chọn hỗn hợp ban đầu chứa 18% anorơhit và 82% nhêphelin, chứng tỏ ban đầu hoàn toàn là nhêphelin bão hòa (dung dịch rắn của nhephelin), nhưng ngay lập tức ở 13500C, nó hoàn toàn chuyển thành cacnhêghit.
b- Xét quá trình làm lạnh hợp chất nóng chảy chứa khoảng 10% anorơhit, những tinh thể đầu tiên tách ra khỏi pha lỏng ở nhiệt độ 14700C là -cacnhêghit, thành phần của tinh thể xác định theo những đường cong của những dung dịch rắn bão hòa. Khi giảm nhiệt độ từ 14700 – 13500 trong pha lỏng ngày càng có nhiều - cacnheghit, tại nhiệt độ 13500 lúc đó xảy ra kết thúc quá trình kết tinh, đồng thời xuất hiện hỗn hợp dung dịch rắn bão hòa là nhêphêlin và -cacnhêhit. Tỷ lệ tương đối của lượng -cacnhêhit, sẽ dần dần bị giảm và ở 12900 hỗn hợp chỉ còn lại tinh thể nhêphêlin, tiếp tục giảm nhiệt độ nhêphêlin trở thành không bão hòa.
Nếu ta xét quá trình làm lạnh hỗn hợp lỏng ban đầu có thành phần là 3% anorchit và 97% nhêphelin thì quá trình xảy ra còn phức tạp hơn nhiều. Ở nhiệt độ 15200 những tinh thể dung dịch rắn bão hòa của cacnheghit bắt đầu tách ra khỏi pha lỏng. Ở 14600 hỗn hợp lỏng cuối cùng đóng rắn tạo thành dung dịch rắn bão hòa của -cacnhêhit. Tuy nhiên ở 12800 chúng ta thấy ngoài dung dịch rắn bão hòa - cacnhêhit còn xuất hiện dung dịch rắn bão hòa của nhêphelin nữa. Ở 12600 tất cả hỗn hợp đều chuyển thành dạng nhêphelin. Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ chúng ta chỉ thấy những tinh thể của dung dịch rắn không bão hòa nhêphelin.