Bên cạnh những chuyển biến tích cực, chính sách và cơ cấu thu NSNN cũng còn bộc lộ rõ nhiều những bất hợp lý cần đổi mới cả về cơ cấu thu và chính sách thu NSNN.
Thứ nhất, cơ cấu thu còn chưa thực sự vững chắc, tính ổn định, bền vững trong huy
động nguồn lực chưa cao. Việc huy động nguồn lực cho NSNN tăng cao nhưng vẫn còn dựa vào các khoản thu không tái tạo như các khoản thu từ dầu thô và các khoản thu từ đất đai, tài nguyên. Huy động các nguồn tài chính ngoài nhà nước thông qua thị trường tài chính còn chưa ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quy mô thị trường tài chính và dịch vụ tài chính còn nhỏ, việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính trong xã hội chủ yếu vẫn dựa vào khu vực ngân hàng. Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn mang tính dàn trải, chưa chú trọng thu hút vốn theo chiều sâu.
Thu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Điều này cho thấy rằng thu NSNN còn phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế đối ngoại và khai thác xuất khẩu dầu thô, và nguồn thu này thường không bền vững và không ổn định do dầu thô là quá trình khai thác tài nguyên, nguồn tài nguyên này sẽ có xu hướng giảm, hơn nữa lại phụ thuộc vào giá thị trường thế giới, còn thuế xuất nhập khẩu có xu hướng sẽ giảm do các cam kết trong AFTA và WTO.
Thứ hai, tỷ trọng số thu từ khu vực kinh tế quốc doanh trong tổng thu nội địa giảm
dần qua các năm. Trong khi tỷ trọng thu từ khu vực nhà nước giảm mạnh thì tỷ trọng thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không biến động nhiều, tốc độ tăng thu tuy có cao hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, chính sách thu ngân sách nhà nước còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu trong
từng hình thức động viên, trong khi các mục tiêu chính sách lại mâu thuẫn nhau, khiến cho một số mục tiêu chính sách khó thực hiện được.
Thứ tư, việc phân cấp quản lý thu ngân sách chưa triệt để. Trong khi bộ máy quản
lý thu ngân sách (cơ quan thuế, hải quan) được quản lý theo ngành dọc, thì nhiệm vụ thu ngân sách lại được giao cho chính quyền địa phương (HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Thứ năm, việc xây dựng dự toán thu ngân sách trong nhiều năm qua vẫn chủ yếu
dựa trên số thu thực tế của năm trước, dựa vào năng lực thu của các đơn vị, mà chưa dựa vào các luật thuế. Do vậy, các yếu tố không phản ánh trong thu ngân sách các năm trước thì cũng ít được phản ánh trong dự toán thu ngân sách, như các khoản thất thu, các yếu tố tăng thu mới phát sinh.
Để đảm bảo tính bền vững của nguồn thu nhằm tạo thế chủ động trong cân đối NSNN, thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu thu NSNN theo hướng giảm mức độ phù hợp vào các nguồn thu có liên quan đến hoạt động ngoại thương và dầu khí, tăng tỷ trọng các nguồn thu từ hoạt động kinh tế trong nước, nâng tỷ trọng thu từ khu vực kinh tế tư nhân. Sự chuyển dịch cơ cấu thu NSNN trên được tiến hành thông qua các biện pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và công tác quản lý thu như sau:
Thứ nhất, Đổi mới thứ tự mục tiêu chính sách
Mục tiêu của chính sách thu NSNN thể hiện những quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương của nhà nước trong việc sử dụng công cụ thuế trong hoạt động thực tiễn. Thông thường, mục tiêu chính sách bao hàm các nội dung sau:
- Mục tiêu huy động nguồn thu NSNN; - Mục tiêu kinh tế;
Các mục tiêu nói trên là thống nhất, nhưng trong những điều kiện nhất định lại mâu thuẫn và chế ước lẫn nhau. Do đó, việc đặt ra chính sách phải có sự xử lý thứ tự ưu tiên của mục tiêu chính sách.
Trong giai đoạn vừa qua, mục tiêu ưu tiên của chính sách thu NSNN có xu hướng ưu tiên theo thứ tự: trước hết các công cụ thu NSNN có xu hướng ưu tiên theo thứ tự: trước hết các công cụ thu NSNN phải đảm bảo huy động đủ nguồn thu để đảm bảo nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, sau đó mới thực hiện điều tiết vĩ mô và thực hiện chính sách công bằng xã hội. Vì vậy, trong giai đoạn 2001 - 2010, mức động viên thu NSNN có xu hướng tăng nhanh, trong khi tác động của chính sách thu đến kích thích tăng trưởng và phân phối công bằng xã hội còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian qua, có thể thấy rằng, mục tiêu huy động nguồn thu đã cơ bản đáp ứng được, mặc dù nhu cầu chi tiêu NSNN vẫn luôn là áp lực đối với quá trình huy động nguồn thu. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn sắp tới là kích thích tăng trưởng và phân phối công bằng.
Trong hệ thống mục tiêu trên, mục tiêu phân phối công bằng là mục tiêu cuối cùng, song giai đoạn này chưa thể đặt lên ưu tiên hàng đầu. Với những cơ sở như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2015, thứ tự thực hiện các mục tiêu chính sách thu NSNN trong giai đoạn tới là:
- Mục tiêu kinh tế
- Mục tiêu phân phối, thực hiện chính sách xã hội. - Mục tiêu huy động nguồn thu.
Thứ tự ưu tiên thực hiện mục tiêu phải được quán triệt và vận dụng vào từng chính sách thuế cụ thể, điều đó gắn với điều kiện cụ thể của mỗi sắc thuế và chức năng của nó.
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu thu giữa trong và ngoài nước
Cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu hệ thống thu theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn thu trong nước và tỷ trọng thuế, phí trong tổng nguồn thu NSNN, trong đó thu nội địa phải chiếm bình quân trên 60% tổng thu NSNN.
Thu từ dầu thô cần phải giảm tỷ trọng, đạt mức bình quân khoảng trên 20% trong tổng thu NSNN.
Tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm còn khkoảng 18% trong tổng thu NSNN.
Thứ ba, ngành thuế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm
soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường chống thất thu thuế, khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN. Trong đó, cơ quan thuế các cấp thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, làm rõ những khoản còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng. Đặc biệt, tăng cường công tác phân tích, dự báo những tác động bất lợi từ việc suy giảm kinh tế, những tác động bất thường của giá cả, thị trường tín dụng trên thế giới và trong nước tác động đến tình hình thu nộp NSNN của khối DN để có những đề xuất, kiến nghị giải pháp kinh tế vĩ mô ngăn chặn đà suy giảm nguồn thu NSNN.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; Tiếp tục rà soát và điều
chỉnh tất cả các thủ tục hành chính thuế theo chuẩn mực quốc tế, rút ngắn đến mức thấp nhất thời gian tuân thủ thuế, tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Ngành
Thuế tiếp tục theo dõi, phát hiện để có ý kiến đề nghị với các ngành, các cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về vốn, thị trường, giá cả, xử lý kịp thời các cơ chế chính sách gây ảnh hưởng xấu đến tình hình SXKD của DN, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển SXKD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, Kiểm soát, xử lý triệt để các khoản nợ đọng thuế, trình cấp có thẩm
quyền các biện pháp xử lý vướng mắc về nợ thuế, tập trung lực lượng triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin và tờ khai hàng tháng để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu gian lận thuế, bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đặc biệt tập trung vào nhóm DN lớn, các Tập đoàn, Tổng công ty, các địa bàn trọng điểm có số thu lớn, các ngành hàng, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu lớn. Tập trung tổng hợp, rà soát các kết quả sau thanh tra để có biện pháp xử lý đôn đốc, thu hồi kịp thời các khoản mà thanh tra đã kết luận vào NSNN...
Hệ thống chính sách thuế cần được hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế đồng thời với việc xác định hợp lý các mức thuế suất để đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế đấp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập và đảm bảo nguồn thu vững chắc cho NSNN. Trọng tâm cải cách thuế thời hậu WTO là :
- Nâng cao tỷ trọng thu thuế trực thu trong tổng thu NSNN, theo đó thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cần được hoàn thiện theo hướng mở rộng, bao quát các nguồn thu, chống thất thu để tạo ổn định cho NSNN và điều tiết thu nhập tạo công bằng xã hội.
- Thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết hội nhập có tính tới tương quan và kết cấu mặt hàng xuất nhập khẩu trên các thị trường
khác nhau, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cần được hoàn thiện theo hướng trung lập nhằm đơn giản trong công tác hành thu, vừa tạo nguồn thu lớn cho NSNN, vừa hướng dẫn được tiêu dùng, bảo vệ sản xuất tron nước trên cơ sở vẫn phù hợp với cam kết hội nhập.
- Các loại thuế đánh vào thu nhập hình thành từ tài sản cần dược hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế, khuyến khích sử dụng hợp lý các loại tài sản, tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm công bằng xã hội. Công tác quản lý thu thuế phải được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và tính pháp lý, chống thất thu có hiệu quả. Để thực hiện được tính hoàn thiện này đổi mới công tác quản lý, thu thuế cần tập trung vào những nội dung sau:
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục đối tượng nộp thuế nâng cao ý thức tự
giác, chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Dần dầ đưa ý thức chấp hành pháp luật nói chung và luật thuế nói riêng trở thành một tiêu chuẩn đo lường đạo đức xã hội.
- Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế và hoàn thiện
pháp luật về kế toán. Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện kịp thời đầy đủ các thủ tục kê khai, tính thuế lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế để các đối tượng nộp thus tự thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN, thực hiện tốt công tác kế toán quản lý hóa đơn, chứng từ để hạch toán đúng kết quả hoaatj động kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Mở rộng hình thức tự tính, tự khại, tự nộp thuế, th hẹp dần hình thức nộp thuế khoán. Đối với các đối tượng còn nộp thuế theo hình thức khoán cần hoàn thiện quy trình xá định mức khoán đảm bảo công
khai,dân chủ, công bằng giữa các hộ được khoán, chống các hành vi tiêu cực trong việc xác định mức khoán của các hộ kinh doanh nộp thuế khoán.
- Thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế,… nhằm ngăn ngừa phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện chính sách thuế.Nghiên cứu ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước với các cơ quan quản lý thuế để cung cấp thông tin và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu thuế.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế từ khâu quản lý
đối tượng nộp thuế (đăng ký, cấp mã số thuế, theo dõi số liệu kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế), kiểm tra tờ khai, hồ sơ hoàn thuế, đối chiếu hóa đơn, xác định các khoản nợ đọng và thông báo phạt chậm nộp; phạt vi phạm về thuế, quản lý hóa đơn chứng từ; đến việc cung cấp dịch vụ thuế; quản lý nhân sự, quỹ lương ngành thuế qua mạng vi tính…thiết lập mạng khai báo làm thủ tục hải quan trong cả nước. Kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan thus, hải quan, doanh nghiệp, kho bạc và cá tổ chức liên quan khác phục vụ cho công tác quản lý thuế
- Đẩy mạnh cải cách hànhchinhs nâng cao quyền han, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế để họ có được nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý thuế theo phương pháp hiện đại, nâng cao nghiệp vụ quản lý hành thu, trình độ ứng dụng thành thạo công nghệ tin học… Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghê nghiệp, thái đọ phục vụ tận tụy, công tâm, khách quan, phong cách làm việc khoa học cho cán bộ thuế. Nghiên cứu và tăng cường ác biện pháp quản lý nhân sự, thuwcjhieenjluaan chuyển an sbooj và luân phiên công việc để chống các tiêu cự nảy sinh trong công tác quản lý thuế. Đi
đôi với điều đó cần thực hiện tinh giảm biên chế, sử dungjkinh phí hợp lý, tiết kiệm để nâng cao thu nhập chính đáng cho cán bộ quản lý thuế .
Sớm ban hành và dưa vào áp dung Luật Quản lý thuế để xác định rõ nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền hạn của đối tượng nộp thuế ; nghĩa vụ, trách nhieemjvaf quyền của cơ quan thuế, cán bộ thuế; xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để thu thuế đạt hiệu quả cao.
Cuối cung, và cũng không kém phần quan trọng là, khuyến khích phát triển công
tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế . chính nội dung này sẽ giúp
cơ quan chức năng kiểm soát được quá trình thanh toán và thu nhập đối tượng nộp thuế . từ đó một mặt giúp cán bộ thuế thực hiện công tác quản lý thuế tốt hơn , mặt khác sẽ giúp cơ quan thanh tra phát hiện việc “ăn chia” tiền thuế của nhà nước giữa cán bộ quản lý thuế và doanh nghiệp.
Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đó phân bổ - chi tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho NSNN (chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa vào việc đầu tư - phân
bổ - tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đó tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội.