Khi khách hàng có nhu cầu mua, các bên sẽđàm phán cụ thể về các điều kiện mua bán, với mục tiêu đảm bảo sinh lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua về bán lại.
KẾT LUẬN
Từ các số liệu trên, có thể kết luận rằng quả thanh long ruột đỏ trồng trên địa bàn TP Kon Tum hoàn toàn có giá trị tương đương với quả TLRĐđã có thương hiệu của Bình Thuận. Tuy nhiên, chất lượng quả ở các địa điểm khác nhau là khác nhau, trong đó, quả thanh long trồng tại xã IA Chim là đạt chất lượng cao nhất. Hầu hết các diện tích ở IA Chim đều được trồng từ năm 2008, 2009, tính đến thời điểm khảo sát, cây đã đạt 3 – 4 năm, do đó quảđã cho chất lượng đồng đều và ổn định hơn. Theo các hộ dân, có những thời điểm trái vụ, cây có thể cho quả năng đến 1 – 1,1kg, vị ngọt ngon. Còn các diện tích khác tại xã Ngọc Bay và Chư Hreng chủ yếu mới trồng từ năm tháng 6/2010 trong dự án CORDAIR do phòng Kinh tế thành phố triển khai, đến thời điểm khảo sát mới được 2 năm, đang giai đoạn kiến thiết cơ bản nên mới cho quả bói, chất lượng chưa đồng đều và không ổn định. Nhưng chỉ trong giai đoạn kiến thiết, những cây TLRĐ đã cho thấy những ưu điểm nổi bật về khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, đất đai, cho quả có chất lượng đảm bảo yêu cầu của thị trường, tương đương với chất lượng quả TLRĐ Bình Thuận. Vì vậy, cây TLRĐ có khả năng thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên địa bàn thành phố, cần được mở rộng sản xuất và phổ biến kỹ thuật cho người nông dân phát triển sản xuất, tiến đến sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP (GlobalGAP, EuropGAP, VietGAP...).