Quyền sở hữu thuộc cổ đơng tổ chức (institutional ownership)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của quản trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25)

ownership) và cấu trúc vốn

Những quốc gia tiến hành tự do hĩa thị trường (tự do hĩa thương mại) và trải qua chương trình tư nhân hĩa thường nhận thấy rằng các cổ đơng tổ chức luơn đĩng một vai trị quan trọng. Các nước đang phát triển đang ra sức tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi cũng như để cố gắng thu hút các cổ đơng tổ chức. Các cổ đơng này thường tìm kiếm các tiêu chuẩn phổ biến của quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, các quốc gia tìm cách thu hút các cổ đơng tổ chức thường cố gắng để đảm bảo rằng họ cĩ được một bộ tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp là hiện thân của các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được quốc tế cơng nhận và nĩ được chứng minh bởi một chế độ pháp lý lành mạnh. Sự ảnh hưởng của nhà đầu tư tổ chức cĩ sức thuyết phục tại nhiều quốc gia cũng như trong các cơng ty với đủ loại hình cơ cấu sở hữu.

Khi cĩ sự tham gia của các cổ đơng là nhà đầu tư tổ chức, bên cạnh lượng vốn đầu tư đưa vào doanh nghiệp, họ âm thầm mang tới vài điểm lợi cho doanh nghiệp và cổ phiếu:

Thứ nhất, nhà đầu tư tổ chức giúp giải quyết tình trạng thơng tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch. Tình trạng thơng tin bất cân xứng làm nhà đầu tư nghĩ rằng mình cĩ ít thơng tin hơn và cĩ xu hướng hạ giá cổ phiếu xuống để giảm thiểu rủi ro mua đắt của mình. Tình trạng này càng tệ thì những cổ phiếu tốt sẽ càng ít được bán ra vì người sở hữu nĩ khơng muốn

bán lỗ, chỉ cịn lại những cổ phiếu khơng tốt bằng, sẵn sàng giảm giá nhiều để bán được.

Vấn đề là thiếu cơng bằng thơng tin và thị trường thậm chí cĩ thể rối loạn khi cĩ sự bất cân xứng này. Tuy nhiên khi cĩ nhà đầu tư tổ chức, mọi việc dường như dễ dàng hơn. Dù mức giá giao dịch cĩ hoặc khơng cơng bố thì với sự tham gia của một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ như cĩ một “mác bảo hành” thơng tin tốt, sức khỏe tài chính tốt. Nhà đầu tư sẽ bớt đi nỗi lo về “lựa chọn đối nghịch” của mình.

Thứ hai, mối liên hệ giữa nhà đầu tư tổ chức và tính thanh khoản. Trực tiếp bằng cách thực hiện giao dịch, với khối lượng giao dịch thường lớn, nhà đầu tư tổ chức sẽ giúp tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu. Một cách gián tiếp, cổ phiếu cĩ nhiều nhà đầu tư tổ chức nắm giữ thường cĩ mức thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu mà họ khơng quan tâm. Lý do đơn giản vì hầu hết nhà đầu tư tổ chức đều phải cơ cấu liên tục với danh mục của mình, đảm bảo hiệu quả về sinh lời và an tồn trước rủi ro biến động giá.

Ngồi ra trên thực tế, do thị trường chứng khốn chưa phát triển và sự bảo vệ nhà đầu tư yếu kém nên các nhà đầu tư trong nước khơng sẵn lịng đầu tư tại các thị trường mới nổi với mức độ thấp của cải cách quản trị doanh nghiệp. Và điều này cĩ thể là một lý do tại sao sở hữu thuộc các cổ đơng tổ chức chi phối tại các thị trường mới nổi. Việt Nam cũng khơng ngoại lệ, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam đều cĩ sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức.

từ các cơng ty Ấn Độ” (Ownership structure and capital structure: Eviden from Indian Firms) (2009) sử dụng dữ liệu là 1314 cơng ty phi tài chính Ấn

Độ nghiên cứu trong năm 2008, tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa quyền sở hữu tổ chức và tỷ lệ nợ cơng ty. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy quyền sở hữu của cổ đơng sáng lập và cổ đơng tổ chức đều cĩ mối quan hệ ngược chiều với mức độ nợ. Bởi vì cổ đơng sáng lập nắm quyền kiểm sốt cơng ty nên họ muốn mức độ nợ thấp để tránh rủi ro. Cịn đối với cổ đơng tổ chức họ thích đầu tư vào những cơng ty cĩ mức độ nợ thấp hơn vì những cơng ty cĩ nợ cao sẽ dễ rơi vào nguy cơ phá sản hoặc kiệt quệ tài chính trong tương lai.

Tong & Ning trong trong bài “Cấu trúc vốn cĩ ảnh hưởng đến lựa chọn của nhà đầu tư tổ chức khơng” (Does capital structure affect institutional investor choices) (2004) cũng tìm thấy một mối quan hệ ngược

chiều giữa địn bẩy tài chính và quyền sở hữu tổ chức. Tác giả đã khảo sát 413 doanh nghiệp từ danh mục S&P 500 (loại 87 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính) trong giai đoạn 1997-2001, mục tiêu là để kiểm tra xem cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của các nhà đầu tư tổ chức. Kết quả nghiên cứu là tỷ lệ nợ tương quan dương với số cổ phiếu trung bình mỗi nhà đầu tư tổ chức nắm giữ nhưng tương quan âm với số lượng nhà đầu tư tổ chức. Họ giải thích rằng tỷ lệ địn bẩy cao cho thấy một dấu hiệu rằng cơng ty sẽ phải đối mặt với một vấn đề tài chính trong tương lai và do đĩ các tổ chức đầu tư thích các doanh nghiệp cĩ tỷ lệ địn bẩy thấp. Mặt khác, do sự giám sát, can thiệp và tác dụng kỷ luật của sở hữu tổ chức tốt hơn

nên việc sở hữu thuộc cổ đơng tổ chức cĩ thể làm tăng quỹ nội bộ và các quỹ nội bộ này làm giảm vay bên ngồi. Điều này dẫn đến một mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu tổ chức và mức độ nợ.

Một giả thuyết cĩ thể kiểm chứng về quyền sở hữu thuộc cổ đơng tổ chức và tỷ lệ nợ của cơng ty là:

H2: quyền sở hữu thuộc cổ đơng tổ chức cĩ mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của quản trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25)