Kiến thức có liên quan

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun lắp ráp áo lưới với dây giềng (Trang 47)

C. Bài tập thực hành

3. Căng áo lưới theo dây giềng

1.2. Kiến thức có liên quan

Quá trình lắp ghép lưới với dây giềng là thực hiện rút gọn tấm lưới. Tức là buộc chặt áo lưới với dây giềng, chiều dài dây giềng phần có lưới chính là chiều dài rút gọn của lưới. Tỷ lệ rút gọn của mỗi loại ngư cụ có khác nhau, nhưng chung nhất nó thể hiện tỷ lệ giữa chiều dài rút gọn và chiều dài kéo căng của tấm lưới theo chiều ngang và dọc. Trong thực tế thường có ba hình thức lắp ghép áo lưới với dây giềng như sau :

+ Lắp ghép trực tiếp áo lưới với dây giềng : đây là hình thức lắp ghép chắc chắn, nhanh chóng thường dùng trong lưới rê, tuy nhiên hình thức này tuổi thọ của lưới giảm ở phần tiếp xúc với dây giềng, do đó người ta dung chao để ghép. Khi ghép lưới dây giềng ta phải tính toán khoảng cách giữa hai nút buộc trên đường ghép sao cho thoả mãn với hệ số rút gọn đã tính toán .

Khoảng cách giữa hai nút buộc trên đường ghép L = 2a.n. U1. Trong đó: a là kích thước một cạnh của mắt lưới, n là số mắt lưới theo chiều ngang, U1 là hệ số rút gọn[U1 = L : L0]; L là chiều dài rút gọn, L0 Là chiều dài kéo căng tấm lưới.

+ Lắp ghép áo lưới với dây giềng qua dây trung gian :

Ta dùng dây giềng phụ luồn qua các lỗ mắt lưới rồi lắp ghép với dây giềng chính bằng dây nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 nút buộc ( l ) tuỳ theo hệ số rút gọn, trường hợp này trong lưới rê hay dùng, dây giềng phụ có thể nhỏ hơn hoặc bằng dây giềng chính

+ Lắp ghép phân nhóm và trực tiếp

Đây là hình thức lắp ghép bằng cách luồn dây giềng phụ qua các lỗ mắt lưới rồi dùng chính dây giềng phụ buộc với dây giềng chính theo cách phân nhóm tuỳ theo hệ số rút gọn đã tính

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun lắp ráp áo lưới với dây giềng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)