3.3.1.1.Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý.
Văn bản pháp lý cao nhất hiện nay điều chỉnh về chứng khoán và thị trường chứng khoán là nghị định 144/2003/NĐ-CP của chính phủ. Tuy còn nhiều mặt hạn chế nhưng nghị định đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu cầu quản lý và phát triển thị trường. Bên cạnh nghị định là hàng loạt các thông tư hướng dẫn, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của UBCKNN nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia thị trường và điều tiết các mối quan hệ phát sinh. Nghị định 144 quy định rõ phạm vi hoạt động, điều kiện được cấp phép thành lập và đăng ký kinh doanh cũng như nghĩa vụ phải công bố thong tin của công ty chứng khoán. Nghị định cũng quy định rõ mức vốn để được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới đối với một công ty chứng khoán là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên nghị định mới chỉ quy đinh chung chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của nhà môi giới nên nhiều nhà môi giới đã lợi dụng kẽ hở của luật để mưu lợi bất chính như việc đặt lệnh của mình trước lệnh của khách hàng, giao dịch thái quá để thu phí...Vì vậy xin kiến nghị với UBCKNN một số biện pháp sau:
- Thứ nhất: Cần nhanh chóng hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật chứng khoán trong thời gian sớm nhất để nó trở thành văn bản pháp lý cao nhất quản lý các hoạt động của thị trường chứng khoán và các thành viên tham gia thị trường trong đó các công ty chứng khoán.
- Thứ hai: Trong thời gian luật chứng khoán chưa được thông qua thì Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN cần có các quy định cụ thể nhằm khuyên khích hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán cũng như có các chế tài xử phạt đối với các nhà môi giới vi phạm các quy định đó.
3.3.1.2.Có chính sách ưu đãi cho hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và của hoạt động môi giới nói riêng.
- Thứ nhất: UBCKNN cần tích cực tìm kiếm các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các công ty chứng khoán nhanh chóng hiện đại hoá hoạt
động, cập nhật hoá và hiện đại hoá kiến thức tài chính cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn, phân tích tại các công ty chứng khoán.
- Thứ hai: Khuyến khích các công ty chứng khoán nâg cao năng lực tài chính bằng cách năn mức vốn tối thiểu yêu cầu cho mỗi loại hình dịch vụ chứng khoán.
- Thứ ba: Khuyến khích các công ty chứng khoán mở rộng phạm vi kinh doanh. Các công ty chứng khoán được phép hoạt động tất cả các công việc có liên quan đến chứng khoán nhưng chưa được thực hiện ở Việt Nam như: giao dịch chứng khoán bằng tài khoản tiền gửi, bán khống, cho vay chờ thanh toán, cho vay chứng khoán, lập quỹ đầu tư mạo hiểm, cho thuê tài chính...
Hiện nay Chính phủ và UBCKNN có nhiều chính sách khuyến khích các công ty chứng khoán kinh doanh và cung cấp các dịch vụ tài chính trên thị trường. Là lĩnh vực kinh doanh mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kinh doanh chứng khoán (bao gồm: hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) được hưởng các chính sách khá lớn. Quyết định 39/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn một năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo cho các công ty chứng khoán và công ty Quản lý quỹ. Sau khi luật thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1/1/2004, thông tư số 100/TT- BTC của Bộ tài chính hướng dẫn các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được miễn thuế TNDN 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Thuế suất ưu đãi với hai đối tượng này là 20% áp dụng trong vòng 10 năm kể từ khi khai trương hoạt động kinh doanh; hết thời hạn này, công ty phải chuyển sang nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 28% như các lĩnh vực khác. Các công ty chứng khoán hiện nay chỉ phải nộp một khoản phí thành viên giao dịch với mức 20 triệu đồng/năm/ màn hình nhập lệnh tại TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội
Trên đây là các kiến nghị với UBCKNN về việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam và các chính sách khuyến khích hoạt động của công ty chứng khoán. Tôi mong rằng trong thời gian tới, UBCKNN sẽ có nhiều bước đi quan trọng nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và trong đó có sự phát triển hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán nói riêng
3.3.1.3.Tích cực công tác tạo hàng cho thị trường.
Hiện nay tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đang được tiến hành khẩn trương. Chính phủ và các bộ ngành cần tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, gắn cổ phần hoá với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thí điểm đưa một số doanh nghiệp lớn lên niêm yết trên thị trường để tạo hàng cho thị trường và làm cho trị trường trở nên có tính thanh khoản cao hơn, có nhiều hàng hoá hơn để cho các nhà đầu tư lựa chọn
3.3.1.4.Tích cực tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Việc tuyên truyền kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng là việc làn hết sức quan trọng vì nó sẽ tạo ra nền văn hoá kinh doanh trong đầu tư. UBCKNN phối hợp với các TTGGCK, các công ty chứng khoán, các trường đại học thuộc khối kinh tế có đào tạo chuyên nghành chứng khoán tổ chức các lớp đào tạo cơ bản về chứng khoán, tổ chức các buổi nói chuyện, các buổi toạ đàm.
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Việt Nam với chức năng là cơ quan sở hữu Công ty chứng khoán Công thương nên tạo mọi điều kiện giúp đỡ công ty chứng khoan Công thương về vốn, công nghệ và nhất là giúp công ty mở rộng mạng lưới phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh của công ty thông qua mạng lưới các chi nhánh các phòng giao dịch của mình.
3.3.3.Kiến nghị đối với chính công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể và toàn điện theo hướng tăng dần tỷ trọng của hoạt động môi giới. Tích cực đào tạo lớp các nhà môi giới có năng lực, trình độ, có đạo đức nghề nghiệp; tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật giúp các nhà môi giới thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Công ty cũng cần có chính sách khuyến khích đối với các nhà môi giới giỏi, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty để các nhà môi giới tích cực cống hiến trí tuệ và tài năng cho công ty hơn.
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Công thương ta có thể nhận thấy rằng: mặc dù các công ty chứng khoán đã có những cố gắng nhất định nhưng về căn bản hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán Công thương nói riêng chưa thực sự phát triển, chưa phát triển xứng đáng với bản chất là nghiệp vụ cơ bản của một công ty chứng khoán. Có rất nhiều nguyên nhân cho sự phát triển yếu kém này, đó là các nguyên nhân khách quan thuộc về thị trường, thuộc về các cơ quan quản lý và một nguyên nhân sâu xa hơn cả là các nguyên nhân thuộc về chính công ty. Cùng trong xu thế phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán phải xây dựng lại định hướng phát triển, xây dựng lại các điều kiện cho sự phát triển đó; nhân viên môi giới của công ty phảo klhông ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để trở thành các nhà tư vấn chuyên nghiệp cho các nhà đầu tư góp phần phát triển nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới của công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty và qua quá trình nghiên cứu, em được sự giúp đỡ rất nhiều từ các cán bộ, nhân viên của công ty chứng khoán Công thương và nhất là sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Đăng Khâm , giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Trong nội dung của chuyên đề, em đã đề cập đến các nội dung sau:
1. Lý luận chung về hoạt động của các công ty chứng khoán trong đó có nghiệp vụ môi giới.
2.Giới thiệu chung về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương.
quả đạt được, các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của công ty.
3.Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương cũng như các kiến nghị gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và trị trường chứng khoán để giúp nâng cao hoạt động của các công ty chứng khoán nói chung và của hoạt động môi giới nói riêng. Em cũng mạnh dạn đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương-chủ sở hữu của công ty và các kiến nghị tới chính công ty chứng khoán Công thương nhằm phát triển hoạt động môi giới tại công ty.
Với trình độ hiểu biết và thời gian thực tập có hạn, chắc chắn chuyên đè sẽ không thể tránh khỏi những sai lầm trong nhận thức. Em rất mong nhận được các đóng góp và chỉ bảo của thầy, các cán bộ nhân viên trong công ty để gúp em hoàn chỉnh đề tài và giúp em có nhận thức sâu hơn về vấn đề này.