Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong Công ty TNHH thương mại Nam Sơn:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn.doc (Trang 26 - 30)

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAM SƠN I.Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian vừa qua:

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong Công ty TNHH thương mại Nam Sơn: TNHH thương mại Nam Sơn:

1.1. Những nhân tố thuận lợi:

Những nhân tố thuận lợi ngoài công ty:

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh chóng trong những năm qua. Trong đó xuất khẩu và nhập khẩu tăng trung bình hàng năm gần 20%. Vì thế mà tỉ lệ giá trị của nhập khẩu và xuất khẩu so với GDP rất cao.

- Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu làm ăn với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Hàng hoá chủ yếu là hàng viện trợ và hàng trao đổi nên chất lượng thấp, nghèo nàn.

- Từ sau năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam và thiết lập quan hệ bình thường, rồi Việt Nam vào hiệp hội các nước Đông Nam á. Việt Nam từ một nước nhận viện trợ đã chuyển sang nước xuất khẩu mạnh mẽ.

- Đặc biệt từ sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết năm 2001 và khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có quan hệ buôn bán với Việt Nam. Trong 200 nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam thì xuất siêu với 159 nước và nhập siêu với 47 nước. - Hội nhập các nước đòi hỏi các nước phải mở thị trường đón nhận các

nhà đầu tư, làm ăn buôn bán với các nước trên thế giới không phân biệt đối xử với nước nào, giảm thuế và các hàng rào phi thuế quan khác.

- Thông qua các hội nghị song phương và đa phương mà chúng ta có thể ký kết làm ăn được với nhiều đối tác trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước càng ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, càng có nhiều sự lựa chọn đối tác và được các đối tác nước ngoài tin tưởng vào doanh nghiệp Việt Nam.

- Bên cạnh đó, sự ổn định môi trường kinh tế chính trị và chính sách của chính phủ là một yếu tố rất quan trọng. Trước kia Việt Nam chỉ cho nhập những máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống nhân dân. Nhà nước hạn chế nhập khẩu hàng hoá được coi là xa xỉ và không phù hợp với đời sống nhân dân. Nhưng mấy năm gần đây thương mại phát triển, đời sống nhân dân cải thiện theo, nhà nước không còn cấm những mặt hàng nhập khẩu xa xỉ để tiêu dùng nữa. Chính vì thế mà những mặt hàng phục vụ cho nhân dân tiêu dùng đã phong phú hơn và càng ngày càng nhiều những sản phẩm đắt tiền được nhập vào Việt Nam.

- Hơn nữa môi trường kinh tế chính trị ổn định là một nhân tố thuận lợi cho công ty. Kinh tế chính trị ổn định tạo ra cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, các nhà sản xuất yên tâm về ký các hợp đồng lớn mà không cần thông qua trung gian bảo lãnh.

Những yếu tố thụân lợi trong công ty:

- Công ty TNHH thương mại Nam Sơn là một tổ chức kinh tế hoạt động độc lập theo kinh tế thị trường, lời ăn lỗ chịu. Hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hợp lý, cơ chế ra quyết định nhanh chóng có trách nhiệm cao, tạo nên một khối thống nhất trong công việc, tất cả vì sự lớn mạnh của công ty.

- Mới chỉ hoạt động vài năm và với quy mô nhỏ nhưng công ty đã có chỗ đứng trên thị trường do công ty có đội ngũ nhân viên chuyên

nghiệp, giữ được chỗ đứng trên thương trường, có nguồn cung ổn định.

- Ngoài ra công ty còn có cơ sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, là hai đầu tàu kinh tế cả nước, nơi tập chung hầu hết các nhà hàng khách sạn lớn.

1.2. Những nhân tố khó khăn:

Khó khăn do môi trường kinh doanh:

Có thể nói cơ chế thị trường tạo ra nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, xong nó cũng mang lại không ít khó khăn cho các thành phần kinh tế. Đặc biệt là những công ty TNHH khi mà họ không nhận được bất kỳ sự ưu đãi nào từ phía chính phủ (trong khi một số hình thức khác lại được ưu đãi về vốn, thuế...). Mặt khác nhập khẩu hải sản là một lĩnh vực không cấm nhưng lại không được chính phủ khuyến khích do đây là mặt hàng mà Việt Nam đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu. Chính vì thế mà các công ty không được hỗ trợ mà còn có khá nhiều rào cản trong việc nhập khẩu.

Những khó khăn bắt nguồn từ công ty:

Do quy mô của công ty còn bé, lại hoạt động trong lĩnh vực không được khuyến khích nên công ty gặp bất lợi trong việc kinh doanh. Công ty gawpj khó khăn trong việc tìm kiếm các hãng lớn vì đơn hàng của công ty khá nhỏ, nên thường phải qua trung gian hay là tìm các nhà cung cấp nhỏ hơn nên chi phí tăng lên nhiều hơn.

Một khó khăn khác chính là môi trường kinh doanh trong nước, Việt Nam được đánh giá là có môi trường kinh doanh không tốt do nạn tham nhũng và chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng yếu kém. Các công ty thường mất rất nhiều thời gian khi làm thủ tục hải quan hay là các nghĩa vụ liên quan đến thuế. Nguyên nhân này cũng là một phần làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của công ty.

1.3. Nhân tố khác:

Vì các sản phẩm đa phần được nhập khẩu bằng đường hàng không nên chi phí vận chuyển khá cao, trong khi đó giá dầu mỏ trên thế giới tăng cao khiến cho chi phí vận chuyển cũng tăng nhanh.

Hải sản là mặt hàng cần có kho lạnh để bảo quản hàng hoá được tươi ngon. Nhưng do kho hàngcủa công ty chưa đủ lạnh vì chi phí quá cao để trang bị nên không bảo quản được hàng lâu, phải bán nhanh để khỏi bị hỏng.

II.Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2009:

Bước vào năm 2009 sắp tới, thuận lợi và thời cơ có nhiều, nhưng khó khăn và thách thức là không nhỏ, điều này đòi hỏi công ty phải gồng mình, phải nỗ lực hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển.

Các sản phẩm hải sản ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều trên thế giới, sản lượng cá hồi hàng năm tăng nhanh do chi phí nuôi thả ngày càng giảm và công nghệ ngày càng phát triển. Cá hồi đánh bắt vẫn giữ sản lượng như trước để đảm bảo bảo an toàn sinh thái cho tự nhiên.

Việt Nam đang thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ và vừa mới gia nhập WTO, nên trong vài năm sắp tới nước ta sẽ thực thi nhiều hơn những cam kết của WTO. Bởi vậy mà nước ta sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa và sẽ được nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng. Hơn nữa có thể nhập khẩu nhiều hải sản trong đó có cá hồi mà không bị hạn chế nhiều mặt nữa.

Do công nghệ càng tăng cao và chi phí nuôi thả cá hôig ngày càng thấp, nên có nhiều nước đã nuôi thả thành côngcá hồi với chi phí rẻ trong đó có Việt Nam. Bởi thế trong tương lai Việt Nam sẽ không còn phụ thuộc vào cá hồi nhập khẩu và tiến tới sẽ xuất khẩu cá hồi.

Nắm bắt được tình hình thực tại ở công ty, cùng với tình hình của thị trường thế giới, công ty đã đặt ra cho mục tiêu trong năm tới là:

- Đẩy mạnh phát triển kinh doanh, vẫn tập trung vào mũi nhọn là nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt cừu, các hải sản khác. Mở rộng danh mục nhập khẩu bằn cách tìm kiếm thêm thị trường nhập khẩu .

- Hiện nay các nhà hàng cần rất nhiều nguyên liệu để chế biến. Trong khi công ty mới đáp ứng được một số sản phẩm nhất định nên trong năm 2009 công ty sẽ tiếp xúc với thị trường Trung Quốc để tìm kiếm nguồn hàng khác để nhập khẩu.

Những mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2009:

Chỉ tiêu Mức tăng trưởng

Cá hồi 20%

Thịt bò 10%

Thịt cừu 5%

Hải sản khác 10%

Thị trường tiêu thụ:

- Mở rộng thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. - Mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng.

Thị trường cung cấp:

- Giữ nguyên đối tác cũ, tuy nhiên không ngừng tìm kiếm các đối tác khác.

III.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn.doc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w