Phân tích tác dụng phương pháp hít thở theo kinh nghiệm cổ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE (Trang 25)

NGHIỆM CỔ TRUYỀN – KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH (THỞ BỤNG)

Theo quan điểm của cổ truyền phương đông, bụng là 1 nơi tích tụ năng lượng chính của cơ thể (Đan điền, khí hải) các trường phái võ thuật, khí công, Yoga... đều nhấn mạnh vấn đề tập trung khí ở bụng.

1. Quy trình luyện tập

Đầu tiên là bước chuẩn bị: chỗ tập phải tương đối yên tĩnh, sạch sẽ, phải thoáng khí, không được sáng quá ( kẻo gây chói mắt ), không nóng quá cũng không lạnh quá. Về cá nhân, cần sắp xếp công việc để có đủ thời gian tập luyện, khi tập không phải lo lắng về việc gì. Mặc quần áo quá rộng, không bó chặt thân, không tập lúc quá no, quá đói hoặc lúc đang say rượu. Chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi luyện tập.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

2. Tư thế ngồi: Tĩnh tọa

- Thở thuận chiều: + Tư thế ngồi.

+ Hít phình thở thót. + Sâu dài êm thoải mái. - Thở ngược chiều: + Tư thế ngồi.

4. Tư thế nằm: ngọa công- Thở thuận chiều. - Thở thuận chiều.

- Thở ngược chiều.

5. Đạo dẫn khí công theo vòng châu thiên

Đây là phương pháp khí công phối hợp giữa ngồi thiền với việc khai thông Nhâm, Đốc hai kinh mạch lớn nhất, biểu tượng quan trọng nhất của hai thành tố âm, dương trong cơ thể. Cách thở này giúp cho năng lượng được vận hành theo quỹ đạo nhất định.

- Bắt đầu từ mạch Nhâm tính từ trên xuống gồm có các huyệt sau: Ngân giao (phía trong lợi hàm trên đối diện với ngân trung), thừa tương, thiên đột, đản trung (chính giữa ngực), cửu vĩ (dưới xương ức một đốt), khí hải quan nguyên (dưới rốn ba phân), hội âm (điểm ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).

- Mạch Đốc được tính từ dưới lên gồm: trường cường (đốt sống cuối cùng), mệnh môn (chính giữa thắt lưng), linh đài, đại chùy (dưới đốt sống cổ thứ 7), phong phủ, bách hội (đỉnh đầu), ấn đường (chính giữa hai đầu mày kéo ra) và nhân trung.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

Khi tập người tập có thể ngồi trên ghế, chân buông thõng chạm mặt đất hoặc xếp bằng. Miệng và mắt khép hờ, lưng thẳng, vai hơi thu lại, buông lỏng phần bụng, cằm hơi đưa vào, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, hai bàn tay úp trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, hai đầu ngón cái chạm nhau miễn sao cảm thấy thoải mái, dễ dãn mềm cơ bắp. Vận khí từ từ đến tất cả các huyệt đạo, vì "thần đâu khí đó" nên ở đâu có ý tất ở đó có khí, nên tập trung tư tưởng ở đâu hoặc dẫn đi đâu thì chắc chắn khí sẽ ở đó, sẽ theo tới nơi ta muốn.

Việc tập luyện khí công có thể tạo ra những tác động ảnh hưởng tốt đẹp, giúp ích cho chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể như: bộ phận hô hấp, tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn máu và hệ thần kinh.

Ngoài ra, việc tập luyện khí công còn giúp ích cho học viên ra tăng sức mạnh tinh thần như: tập trung tư tưởng, tính tự chủ, tự kiểm soát nội tâm, tâm hồn thanh tịnh và bình tĩnh để có một đời sống tình cảm an hòa khắc phục được những trở ngại bất thường trong đời sống hàng ngày. Để đạt được thành quả trong lúc tập luyện khí công tùy theo hoàn cảnh học viên nên tuân hành nghiêm chỉnh theo một thời gian biểu tập luyện đều đặn hàng ngày với những bài tập thích nghi từng bước một, tuần tự tiền hành cho hợp lý.

Phần VI

KINH LẠC HUYỆT ĐẠO THỰC HÀNH XOA BÓP BẤM HUYỆT PHỤC HỒI SỨC KHỎE I - KHÁI NIỆM VỀ KINH LẠC, HUYỆT ĐẠO

- Theo y học cổ truyền phương Đông, khí huyết trong cơ thể con người được lưu dẫn trong các đường kinh (chạy dọc cơ thể) và lạc mạch (đường nhánh chạy ngang) tới nuôi dưỡng từng bộ phận, từng tế bào của cơ thể.

12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm và Đốc (chạy chính giữa trước và sau cơ thể). Mỗi đường kinh lạc có liên quantới hệ thống thần kinh và chức năng của một bộ phận cơ thể. Các điểm quan trọng nằm trên các đường kinh lạc này gọi là huyệt. Trong hệ thống các huyệt lạic ó các huyệt chính, có ảnh hưởng quan trọng tới một số chức năng

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

là đại huyệt

(theo y học hiện đại các điểm này tương ứng với các điểm tập trung, điểm nút giao nhau của hệ thống dây thần kinh chức năng, đám rối thần kinh).

II - TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP BẤM HUYỆT

- Làm cho mạch máu dưới da được lưu thông, da dẻ mịn màng, hồng hào hơn, cơ khớp vận hành dễ dàng hơn.

- Kích thích vào các huyệt vị, huyệt đạo, vào hệ thống thần kinh chức năng làm cho khí huyết lưu thông, cơ thể dễ chịu, điều chỉnh cân bằng âm dương giúp cơ thể vận hành đồng bộ.

- Có thể phòng, chống và chữa được một số loại bệnh.

III - MỘT SỐ LOẠI BỆNH HỌC ĐƯỜNG SINH VIÊN THƯỜNG MẮC PHẢI

1. Bệnh đau đầu:

Có thể đau vùng thái dương, vúng chán, đau nhức nửa đầu, đau sau gáy

a. Nguyên nhân:

- Áp huyết cao, thận hư, thiên đầu thống, viêm mũi, viêm xoang, hạ đường huyết, thiểu năng tuần hoàn não, cảm cúm.

b. Cách xử lý

- Những bệnh mang tính thực thể, viêm nhiễm cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Những bệnh lý mang tính chất rối loạn chức năng như: học hành căng thẳng, đọc sách quá nhiều, bàn học thiếu ánh sáng, thời tiết thay đổi đột ngột, thiếu máu lên não, vận động quá tải, không thích hợp… có thể điều chỉnh bằng cách day ấn một số huyệt: bách hội, ấn đường, đầu duy, dương bạch, thái dương, hợp cốc…

2. Người bị cận thị

a. Nguyên nhân

- Chủ yếu do rối loạn chức năng về mắt, học hành căng thẳng, đọc sách nơi thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc mắt thường xuyên.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

b. Cách xử lý

- Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh.

- Phương huyệt: dương bạch, tình minh, toản trúc, ngư yêu, ty trúc không, đồng tử liêu.

- Bấm bổ trợ: ấn đường, thái dương.

3. Bệnh đau lưng

a. Định nghĩa

Là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, mặt khác do chịu tải trọng thường xuyên của toàn bộ cơ thể, sinh hoạt, vận động hàng ngày, lao động nặng nhọc đều lấy hưng phấn làm gốc nên có thể nói hơn 90% người bị bệnh đau lưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

b. Nguyên nhân:

Do thoái hóa, gai đôi, vôi hóa cột sống, lệch đĩa đệm, do va đập, dãn dây chằng, do nội thương, viêm thận, viêm đại tràng…

c. Cách xử lý:

Không ngồi quá lâu ở một tư thế cố định, không ngồi lệch nghiêng vẹo cột sống, cổ gáy, không vận động, lao động quá sức. Có thể tập một số động tác đặc trị cột sống sau:

- Mèo duỗi lưng. - Rắn chào mặt trời. - Rắn xoay đầu.

- Gập mình. - Cái cày.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

Phần VII

PHƯƠNG PHÁP THƯ GIẢN THẦN KINH, TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG (THIỀN DƯỠNG SINH) I - KHÁI NIỆM VỀ THIỀN DƯỠNG SINH

Là phương pháp làm cho bộ não lành mạnh (kiện não phát) giảm thiểu những tần số sóng loạn động trong não, giúp cho thanh tâm tĩnh trí, tập trung tư tưởng không để cho những tạp niệm xen vào, giúp cho đầu óc sáng suốt, ý chí minh mẫn, kiên nhẫn, tinh thần thanh thản, tâm hồn thoải mái vui tươi.

Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài

thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả, nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.

Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.

Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất.

– Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:

+ Nhịp nhàng

+ Có khả năng tạo ra sự tập trung. + Có khả năng tạo ra ý tưởng.

Khi luyện Thiền đạt kết quả thì định được tâm, khi thanh tâm tĩnh trí thì đầu óc minh triết, thấu suốt mọi lẽ tình, sự vật được khắc ghi trong trí nhớ, Thiền định sẽ đem đến trí tuệ, làm chủ tâm lý thần kinh và ứng xử xã hội tốt.

Theo nghiên cứu người ta đưa ra bốn đại nguy cơ thế giới: - Mất cân bằng sinh thái.

- Bùng nổ dân số.

- Cạn kiệt nguồn năng lượng. - Thiếu hụt nhân tài

Trong đó nguy cơ thiếu hụt nhân tài là then chốt, thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên chất xám, trí tuệ để đưa nền kinh tế tăng trưởng là một hướng đi tất yếu của tất cả các quốc gia.

Người ta xem Thiền là một phương pháp thể dục thần kinh hữu hiệu, chống lại Stress và các bệnh có nguyên nhân từ tâm lý. Thiền là phương pháp khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ, chất xám, rèn luyện tâm tính con người, khả năng làm chủ thần kinh và ứng xử xã hội.

- Ở Trung Quốc người ta đã áp dụng phép "Tĩnh tọa dưỡng thần" để nâng cao trí tuệ cho thanh thiếu niên .

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

- Ở Nhật Bản, ủy ban giáo dục đã đưa vào chính khóa giờ học "Tĩnh tọa khai trí" trong các trường Trung học.

- Ở Ấn Độ, bộ giáo dục đã quyết định cho dạy Yoga ở trên 300 trường Tiểu học và Trung học.

- Ở Mỹ, trong giáo trình "Sáng tạo trong kinh doanh" của trường Đại học Stanford, người ta đã đưa chương trình dạy Yoga, khí công, Thiền.

- Ở nhiều nước phương Tây, việc cá nhà bác học.viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ… luyện tập thiền đã trở thành một vấn đề bình thường và Thiền ngày càng lan rộng ảnh hưởng tích cực của nó trong vấn đề hoàn thiện con người.

Hiện nay, chữ Thiền được sử dụng rất nhiều để diễn tả nhiều cách thực tập. Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập sau đây. Cách thực tập một gọi là 'Thiền định' (samatha), và cái thứ hai gọi là 'Thiền Minh Sát' (Vipassana).

1. Thiền định (Samatha)

Là cách tập trung ý tưởng vào một vật và không để bị chi phối bởi gì khác. Ta chọn một đề mục như hơi thở chẳng hạn, và chú tâm theo dõi hơi thở ra vào.

Trong cách thực hành này sau một thời gian huân tập, tâm trí của bạn sẽ được an lành, yên tịnh, vì những ý tưởng lăng xăng lộn xộn đến từ những cảm thọ đã bị cắt đứt. Vì thế đối với sự thực tập này, bạn cần phải có một sự cố gắng lớn nơi tâm trí của bạn, vì hơi thở không có gì đặc biệt, không lãng mạn, không phiêu lưu, hay hấp dẫn...hơi thở rất là tầm thường.

Nó chỉ có như thế, vì vậy bạn phải cố gắng nhiều hơn.Trong cách thiền này, bạn không cần phải sáng tạo bất cứ một hình ảnh nào. Chỉ cần chú tâm theo dõi hơi thở. Sau một thời gian theo dõi hơi thở, dần dần hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhàng, đều đặn, và bạn sẽ trở nên trầm lặng hơn... Tôi biết có những lời khuyên nên tập thiền định để giúp không bị áp huyết cao, vì thiền định làm cho nhịp tim đập tốt hơn. Ðây là một cách thực tập để được yên tịnh. Bạn có thể chọn những đề mục khác nhau để tập trung sự chú tâm cho đến khi mà bạn cảm thấy mình và đề mục chú tâm trở nên Một. Sau một thời gian tập luyện đến mức độ này thì gọi là ''sự hòa nhập''.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

Là cách thực tập theo cái nhìn thấu đáo thì tư tưởng của bạn sẽ được mở rộng. Bạn không cần phải chọn những đề mục đặc biệt để tập chú tâm, hoặc phải hòa nhập với chúng. Nhưng bạn chỉ cần nhìn, quan sát để hiểu rõ sự vật như nó là. Khi nào bạn thấy rõ sự vật như nó là thì bạn sẽ thấy những cảm xúc thật là vô thường. Mọi thứ bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm; tất cả những khái niệm trừu tượng... những cảm giác của bạn, ký ức hay ý nghĩ đang trên đà thay đổi, và tâm tưởng của bạn cũng vì thế mà đổi thay... Chúng xuất hiện một lúc rồi chúng biến mất. Trong Thiền Vipassana, chúng ta giữ ý niệm của sự vô thường (hoặc thay đổi) như là một cách để quan sát những cảm thọ. Ðây không phải là một triết lý hay một sự tin tưởng có tính cách Phật học, mà đây là thấy được Vô thường - thấy mọi vật một cách thấu đáo, với cặp mắt của hiểu biết, để biết rõ mọi sự vật như chúng là. Ðây không phải là cách phân tách những sự vật để đánh giá rằng chúng như thế này hay thế khác - và khi sự vật không như ta nghĩ, ta lại tìm cách suy đoán nguyên nhân tại sao. Với sự thực tập về ' cái thấy rốt ráo', chúng ta không phân tích hay thay đổi sự vật theo ý của mình. Trong cách thực tập này, chúng ta chỉ kiên nhẫn quan sát để thấy những gì xuất hiện sẽ biến mất, cho dù trên phương diện tinh thần hay vật chất. Khi 'căn' và 'trần' duyên với nhau thì ý thức liền xuất hiện. Sau đó là cảm giác thương hoặc ghét đối với những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm. Tất cả những tên gọi, những ý tưởng, những chữ và khái niệm, chúng ta đặt ra theo kinh nghiệm của sự cảm thọ.

Phần lớn đời sống của chúng ta được dựa trên sự phán đoán sai lầm vì chúng ta không hiểu cũng như không chịu tìm tòi sự thật. Vì vậy đối với một người không 'tỉnh thức', cuộc sống dường như chán chường, lộn xộn, nhất là lúc mà những thất vọng hay đau buồn xảy đến. Và như vậy, người đó dễ bị khủng hoảng thần kinh, vì họ đã không quan sát được sự vật như chúng là.

Trong danh từ Phật giáo, chúng ta dùng chữ Pháp (Dhamma or Dharma) có nghĩa là "sự thể như nó là" - "luật thiên nhiên". Khi chúng ta quan sát và 'thực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w