Các bước tiến hành:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẶT (Trang 28)

IV. Qui trình công nghệ:

2. Phương pháp tạo hạt ướt:

2.2. Các bước tiến hành:

2.2.1 Quá trình tạo hạt ướt:

Nguyên liệu thô (dạng hạt)trước tiên phải được nghiền mịn đến kích thước tiêu chuẩn(0,2 – 0,8mm). Sau đó được đưa vào các silo chứa, quá trình cung cấp nguyên liệu được thực hiện tự động bằng các máy tính. Tiếp đến tất cả nguyên liệu thô( zeolit, muối natricarbonate, chất độn, dòng sản phẩm tái sinh...) được đưa vào thiết bị trộn số 1. Tại đây các chất kết dính(dạng lỏng) được cung cấp định lượng theo tỉ lệ nhất định. Thời gian trộn khoảng 20- 30phút, sau đó toàn bộ hỗn hợp được chuyển qua thiết bị trộn số 2, ở đây hỗn hợp sẽ tạo được độ đồng nhất trước khi chuyển qua giai đoạn sấy.

2.2.2. Quá trình sấy:

Sau khi tạo được hỗn hợp đồng nhất (dạng hạt) sẽ được chuyển qua thiết bị sấy đối lưu. Quá trình sấy sử dụng không khí nóng để làm bay hơi nước, làm khô bột, nhiệt độ được duy trì khoảng 50 – 110oC (nhiệt độ tốt nhất khỏang 60 – 80oC). Thời gian sấy phụ thuộc vào nhà sản xuất và loại sản phẩm. Thông thường độ ẩm của bột giặt là 5 -10%. Trong quá trình sấy các hạt bột mịn sẽ theo dòng không khí nóng đi lên thiết bị tách bụi. Bụi tiếp tục được đưa qua thiết bị lọc bụi thứ 2, bụi thu được hồi lưu để sản xuất. Dòng không khí nóng được hồi lưu tiếp tục làm tác nhân sấy. Khi đạt độ ẩm yêu cầu, bột sẽ được

chuyển sang giai đoạn sàng để hạt có kích thước đồng đều ( thường là khoảng 0.5mm). Hạt dưới sàng được chuyển vào silo để chuẩn bị cho giai đoạn pha trộn phối liệu, hạt trên sàng được chuyển sang thiết bị nghiền và sau đó được sàng lại.

2.2.3. Quá trình thêm phụ gia và đóng gói:

Để tăng khả năng giặt tẩy của sản phẩm người ta phối trộn thêm các percarbonate, các chất tẩy trắng quang học, TAED. Người ta còn thêm các enzym để tăng khả năng phân hủy sinh học các chất hữu cơ và làm mềm vải(xenlulaza). Các chất định hương được đưa vào giai đoạn cuối của quá trình phối trộn. Trước khi đóng gói sản phẩm được trộn lại một lần nữa để đảm bảo độ đồng nhất của sản phẩm.

 Ưu điếm của phương pháp tạo hạt ướt:

• Thiết bị đơn giản, nhiệt độ sấy hạt thấp, có tính tự động hóa cao.

• Sản phẩm có tỉ trọng cao hơn phương pháp sấy phun truyền thống, tỉ trọng khoảng 550 – 750g/l.

• Độ an toàn cao hơn phương pháp sấy phun. Không dùng bơm cao áp, nhiệt độ sấy thấp.

 Nhược điểm của phương pháp tạo hạt ướt:

• Quá trình trung hòa cần gia nhiệt để quá trình tạo muối trung hòa xảy ra tốt ( >35oC), nhiệt độ trong thiết bị trộn chỉ duy trì ở nhiệt độ phỏng dẫn đến khả năng tạo muối trung hòa(muối Natri) giảm.

• Hàm lượng ẩm của bột giặt cao khoảng10-14%.

• Hàm lượng của chất hoạt động nonion (NI) cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt. Nếu hàm lượng NI quá nhiều hạt tạo thành sẽ quá mềm và không khô được.

3. Phương pháp kết hợp:

Phương pháp kết hợp cả tháp sấy và thiết bị nghiền vít xoắn hai trục.Phương pháp này cho sản phẩm có kích thước hạt lớn (khoảng 1,4mm).

4. Phương pháp sản xuất bột giặt dạng viên nén:

Đây là phương pháp sản xuất bột giặt có tỉ trọng rất cao >1200g/l. Qui trình sản xuất ứng dụng từ quá trình nén viên của dược phẩm. Trên thị trường có hai loại bột giặt dạng viên: viên nén khô và viên nén mềm.Dưới đây là cách tạo bột giặt dưới dạng viên nén khô.

5. Phương pháp kết tụ:

Phương pháp này cũng giống như phương pháp tạo hạt ướt trong khâu chuẩn bị nguyên liệu nhưng quá trình sấy của phương pháp kết tụ sử dụng không khí nóng ở 140oC sau đó được làm nguội bằng không khí lạnh có nhiệt độ 5-15oC. Dưới đây là sơ đồ công nghệ sản xuất bột giặt theo phương pháp kết tụ.

Tài liệu tham khảo

1. Hienrich Waldhoff, Rudiger Spilker - Handbook of Detergents, Part C: Analysis- Marcel Dekker- 2005.

2. Michael S. Showell - Handbook of Detergents, Part D: Formulation – CRC Press, Taylor & Francis Group – 2006.

3. Uri Zoller, Paul Sosis - Handbook of Detergents, Part F: Production - CRC Press, Taylor & Francis Group – 2009.

4. E. Smulders - Launry Detergents – Wiley-VCH Verlag GmbH & Co - 2002. 5. Kuo-Yann Lai - Liquid Detergents - CRC Press, Taylor & Francis Group – 2006.

6. Report by CEFIC(01/2000) - Zeolites for Detergents As Nature Intended. 7. Fariha Hasan, Aemer Ali Shah, Sundus Javed and Abdul Hameed (04/2010). Report: Enzymes used in detergents: Lipases.

8. European Ecolabel (08/2009) - Repport: Revision of Ecolabel Criteria for Laundry Detergents.

9. Louis Hồ Tấn Tài - Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân – NXB Dunod.

10. Kỹ thuật sản xuất chất tẩy rửa- Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ( Lưu hành nội bộ).

10.Website: http://sinhviencnhh.net/diendan/showthread.php?t=4408,Laundry- Detergents-Chat-tay-rua/

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẶT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w