TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH Khu công nghiệp Tân Bình

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TIÊU CHÍ, KHÓ KHĂN VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI VIỆT NAM (Trang 65)

Khu công nghiệp Tân Bình 1

Khu công nghệp Tân Bình có vị trí duy nhất nằm trong nội thành gần các cửa ngõ quan trọng của TP.Hồ Chí Minh và được thành lập theo quết định

65/TTg ngày 01/02/1997 của Thủ tướng Chính phủ. KCN có quy mô 142,35 ha, trong đó bao gồm 84,59 ha là phần diện tích đất cho thuê, được phân chia thành 4 nhóm công nghiệp. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu tái định cư của KCN, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 64/TTg ngày 01 tháng 02 năm 1997 cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu phụ trợ nằm bên cạnh KCN Tân Bình với quy mô 86,92 ha2. Hiện nay (2008), KCN Tân Bình 1 đã thu hút 138 doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 166 triệu USD, đã có 134 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ lắp đầy 100%.

Vị trí địa lý

KCN Tân Bình có vị trí thuận lợi gần Sân bay quốc tế tân Sơn Nhất, ga đường sắt Hòa hưng, trung tâm cảng Sài Gòn, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22. Vị trí địa lý củ KCN Tân Bình 1 được mô tả tóm tắt như sau:

- Phía Tây Bắc giáp Quận 12;

- Phía Đông Nam giáp huyện Bình Chánh;

- Phía Đông là đường Chế Lan Viên (lộ giới 30m);

- KCN là đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, có vị trí rất thuận lợi:

• Cách trung tâm Thành phố 10km; • Nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất;

• Cách xa vành đai Quốc lộ 1A 600m;

• Cách Quốc lộ 22 khoảng 400m ( tương lai là trục Bắc Nam của thành phố, là đoạn đường xuyên Á);

Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng

Tổng diện tích toàn KCN Tân Bình 1: 142,35ha, trong đó: - Diện tích đất cho thuê: 84,5ha;

- Khu phụ trợ, kho tàng: 13,4ha; - Hệ thống giao thông: 26,2; - Cây xanh: 18,2 ha;

Nghành nghề thu hút đầu tư vào KCN Tân Bình 1

Bao gồm các nghành nghề: công nghiệp cơ khí,chế biến lương thức, may mặc, gia dày, nhựa, cao su, vật liệu xây dựng, trang trí nôi thất, gốm sứ, thủy tinh, lấp ráp điện tử, đồ gia dụng, các nghành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường hoặc tự khắc phục được ô nhiễm.

Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng

Các thông tin liên quan đến KCN Tân Bình mở rộng được trích thừ Quyết định số 3357/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tân Bình mở rộng (24,01 ha) tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh do Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký ngày 31 tháng 7 năm 2007.

Tổng diện tích khu đát lập quy hoạch chi tiết là 24,01 ha (trong đó phần diện tích 18.163 m2 thuộc hành lang bảo vệ kênh Tham Lương).Vị trí khu đất quy hoạch được định vị như sau:

- Phía Đông giáp kênh Tham Lương, ranh giới dự án kênh Tham Lương – Bến Cát, rạch Nước Lên và KCN Tân BÌnh hiện hữu;

- Phía Tây giáp khu dân cư (37,4 ha);

- Phía Nam giáp dân cư ngã tư Gò Mây hiện hữu; - Phía Nam giáp rạch Cầu Sa và quận 12;

Tính chất và cơ cấu phân khu chức năng

Đây là KCN chủ yếu phục vụ các nghành nghề sạch, không khí ô nhiễm, sử dụng ít lao đông như công nghệ nhựa cao cấp phục vụ trong chế tạo xe hơi, máy vi tính, các nghành nghề điện tử,… kết hợp tái bố trí dân cư được cách ly với KCN bởi những khoảng cây xanh cách ly. Khu công nghiệp mở rộng được kết nối hạ tầng đồng bộ với KCN hiện hữu

Phương án quy hoạch khu chúc năng trong KCN như sau:

- Khu xây dựng nhà máy, kho xưởng có tổng diện tích 15,03 ha, chiếm tỷ lệ 65,57%;

- Khu công trình đầu mối kỹ thuật gồm các công trình kỹ thuật xử lý hạ tầng phục vụ công nghiệp, có tổng diện tích 0,65 ha, chiếm tỷ lệ

- Khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng có diện tích 1,1 ha, chiếm tỷ lệ 2,5%;

- Đất giao thông có diện tích 3,01 ha, chiếm tỷ lệ 12,57%; - Đất cây xanh có diện tích 2,4 ha, chiếm tỷ lệ 10%

- Đất hành lang ven kênh (thuộc dự án 1,8163 ha, chiếm tỷ lệ 7,56%. Kênh Tam Lương - Bến Cát – rạch Nước Lên). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và phát triển gắn kết với hệ thống hạ tầng của KCN Tân Bình hiện hữu và hệ thống quy hoạch của khu vực lân cận.

Quy hoạch giao thông. Đường trục chính được quy hoạch có lộ giới 30m,

nối từ KCN Tân Bình qua KCN Tân Bình mở rộng ra Quốc lộ 1A, đường này sẽ là vận chuyển hàng hóa chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tân Bình và KCN Tân Bình mở rộng ra Quốc lộ 1A đi các nơi.

Quy hoạch cấp điện. Nguồn điện chính dự kiến được cấp từ trạm 110/15(22)

KV Phú Lâm, trạm 110/22 KV Tân Bình 1. Khi nguồn quốc gia bị sự cố thì nguồn dự phòng sẽ là các trạm điện Diesel, các trạm này sẽ do các chủ đầu tư tự lắp đặt trong từng nhà máy.

Quy hoạch cấp nước. Sử dụng nguồn nước từ KCN Tân Bình hiện hữu kết

hợp với cả nguồn nước máy thành phố, dựa vào tuyển ống cấp nước đi trên đường Lê Trọng Tấn, thuộc nhà máy nước sông Sài Gòn.

Quy hoạch thoát nước. Theo định hướng chung phát triển đô thị Việt Nam

và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thoát nước thải TP.HCM đến năm 2020, giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước của khu vực bao gồm:

- Hệ thống cống riêng hoàn toàn (khu dân cư mới chưa có hệ thống thoát nước đô thị);

- Nước thải sinh hoạt sẽ được tập trung đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung tại phường Sơn Kỳ Quận Tân Phú;

- Nước thải công nghiệp được tập trung xử lý tại nhà máy nước thải cục bộ đặt trong KCN tập trung. Công suất trạm xử lý Qmax = 1500 m3/ngày, diện tích xây dựng F= 0,4 ha. Nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩ xả ra kênh Tham Lương.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TIÊU CHÍ, KHÓ KHĂN VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI VIỆT NAM (Trang 65)