Để bảo đảm an toàn cho hoạt động TD của các NHTM, trong thời gian tới, NHNN cần hoàn thiện các quy định, quy chế và môi trường pháp lý của hoạt động TD, cụ thể là:
- Các quy phạm khác nhau trong luật NHNN cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với luật các TCTD, với thông lệ quốc tế và bình đẳng cho các TCTD. Chẳng hạn như cần xem xét lại và điều chỉnh một số qui định đặt ra trong Quyết định 493/2005 về phân loại nợ và trích lập DPRR cho phù hợp, đơn cử như: Giảm tỷ lệ dự phòng chung từ 0,75% xuống còn 0,5% (vì tỷ lệ trích 0,75 hiện nay là quá cao nên các NHTM rất khó hạ lãi suất cho vay)... Cũng nội dung này đối với Quy chế bảo lãnh: 283/2000/QĐ qui định khách hàng được bảo lãnh không nên chỉ là các tổ chức, DNTN, hộ kinh doanh cá thể, mà nên cho cả đối tượng là cá nhân cho phù hợp với luật các TCTD.
- Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các NHTM.
Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu khối lượng rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin TD của NHNN, nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin TD. Những thông tin về doanh nghiệp được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin TD của NHNN (CIC) là căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng. Chính vì vậy, CIC cần nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho ngân hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, CIC cần sắp xếp, phân loại các thông tin để có thể cung cấp cho các ngân hàng một cách chính xác nhất, nhanh nhất nhằm đáp ứng được tính đầy đủ và kịp thời của thông tin.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể như:
+ Phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
+ Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ bản như: Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mầu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD; Trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập DPRR.
- Hoàn thiện và vận dụng thực tiễn công cụ khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ. Theo đó, cần thay quyết định 493 danh nghĩa bằng cơ chế giám sát và quản trị rủi ro theo khung sổ tay tín dụng ở tất cả các tổ chức tín dụng.