Các biện pháp quản lí chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu lí luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (Trang 44 - 45)

giá th nhà

1.5.3.Các biện pháp quản lí chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm

Nghiên cứu phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm giúp cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí trong doanh nghiệp được tốt hơn. Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp cần áp dụng một số phương hướng chủ yếu sau đây:

Một là: Tận dụng đến mức cao nhất khả năng của TSCĐ. Trong doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực và trình độ kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Bảo dưỡng và sử dụng tốt TSCĐ, trước hết khai thác hết công suất của những máy móc chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí tăng thu nhập của doanh nghiệp. Khai thác hết khả năng của TSCĐ chính là phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu của nó.

Hai là: Tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất công tác, tiết kiệm quỹ lương giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị công tác.

Muốn vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công tác tổ chức và quản lí lao động, chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của người lao động, không ngừng nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, tôn trọng kỷ luật lao động. Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hiện tốt chế độ tiền lương, tiền thưởng nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất công tác, tiết kiệm quỹ lương.

Cần chú ý rằng, chi phí tiền lương trong mỗi đơn vị sản phẩm hoặc công tác giảm xuống nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền luơng bình quân. Bởi vậy khi xây dựng và quản lí quỹ lương cần quán triệt nguyên tắc: Tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

Ba là: Tiết kiệm vật tư sử dụng. Vật tư sử dụng cho sản xuất bao gồm nhiều loại: vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế...Chi phí vật tư là chi phí cơ bản chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tiết kiệm hao phí vật tư có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất

trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tiết kiệm hợp lí vật tư trong tất cả các khâu: cung cấp, bảo quản, sử dụng vật tư.

Chi phí sản xuất là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân đấu tiết kiệm chi phí là một việc làm cần thiết giúp hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh giá bán trên thị trường, từ đó tăng thu nhập của doanh nghiệp.

Thông qua chương 1 chúng ta hiểu được những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, về bản chất nội dung kinh tế, các cách phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng với vai trò nhiệm vụ của kế toán với việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thêm vào đó chúng ta còn tìm hiểu về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành; các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành chủ yếu; hệ thống sổ hạch toán chi phí sản xuất; phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định kinh doanh. đặc biệt là xem xét nghiên cứu các biện pháp quản lý chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Từ những lý luận cơ bản đó ta có thể đi sâu tìm hiểu về thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp ở chương 2 bằng cách vận dụng những lý thuyết đã trình bày nhằm soi sáng thực tiễn của đơn vị.

Một phần của tài liệu lí luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (Trang 44 - 45)