Bệnh phấn trắng lá keo

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hại của một số loại bệnh hại chủ yếu đối với cây giống lâm nghiệp tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi phía bắc thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 32)

- Triệu chứng: Lúc đầu trên mặt lá và phần ngọn non xuất hiện các đốm bột màu trắng, rồi các đốm trắng lan dần không rõ hình dạng, khi bệnh nặng thì cả hai mặt lá được phủ kín một lớp bột màu trắng như phấn, bệnh kéo dài, sau một thời gian mép lá khô và xoăn lại, ngọn khô dần và cây chết.

- Đặc điểm phát sinh phát triển

+ Bệnh qua đông trên lá bằng sợi nấm, khi nhiệt độ thích hợp hình thành bào tử phát triển rất nhanh, bệnh lây lan nhờ gió và tiến hành tái xâm nhiễm. nấm bệnh có thời gian ủ bệnh rất ngắn, thường chỉ trong 4 - 6 ngày.

+ Nấm phấn trắng thích hợp trong khoảng nhiệt độ 11 -22⁰C. Nấm bệnh phát sinh, phát triển tốt trong điều kiện che bóng, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ không khí thấp và ẩm độ không khí cao sẽ làm cho bệnh càng nặng hơn. Phân bón cũng ảnh hưởng đến nấm phấn trắng, nếu bón phân không cân đối, vườn ươm thừa nito và thiếu kali thì bệnh sẽ phát triển mạnh hơn.

- Tác hại: Bệnh nhẹ thì làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, không bình thường, khi bệnh nặng có thể làm giảm tỉ lệ sống của cây, thậm chí chết hàng loạt.

- Phân biệt cây khỏe và cây bị bệnh: Những cây khỏe, lá xanh phẳng, mặt lá nhẵn bóng, không xuất hiện triệu chứng như trên, còn cây bị bệnh có các triệu chứng như trên.

- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh phấn trắng chủ yếu do nấm Oidium acacia

gây ra, loài nấm này thuộc thuộc bộ nấm phấn trắng. ngành phụ bất toàn. Bệnh nặng trong điều kiện độẩm cao, nhiệt độ thích hợp là 20-22⁰C, trong những ngày thời tiết âm u, sương mù và mưa phùn kéo dài, ít có nắng thì bệnh sẽ càng nặng.

(1)

(2)

Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá keo qua các lần điều tra TT Lần điều tra Ngày điều tra Nguyên nhân gây bệnh R% Đánh giá mức độ gây hại 1 04/03/2014 Nấm 13,06 Hại nhẹ 2 21/03/2014 Nấm 7,03 Hại nhẹ 3 01/04/2014 Nấm 3,05 Hại nhẹ 4 20/4/2014 Nấm 2,15 Hại nhẹ Trung bình Nấm 6,32 Hại nhẹ 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 R% Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh phấn trắng lá keo tai tượng qua các lần điều tra.

Qua biểu đồ hình 4.3 cho thấy mức độ gây hại của bệnh phấn trắng lá keo là tai tượng có chiều hướng giảm dần qua các lần điều tra, tuy nhiên ở lần điều tra đầu tiên ngày 01/03/2014 mức độ hại là 13,06%, ở mức độ hại nhẹ. Lần điều tra thứ hai là ngày 21/03/2014, ta thấy mức độ hại đã giảm xuống

nhanh chóng, chỉ còn 7,03%, vẫn chỉ ở mức độ hại nhẹ, giữa hai lần điều tra đã có sự thay đổi rõ rệt về mức độ hại của bệnh, đây là kết quả của phát hiện kịp thời và có biện pháp diệt trừ bệnh hại hợp lý. Bệnh phấn trắng thường phát sinh phát triển vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ, mưa nhiều, chưa có nắng, ẩm độ trong không khí cao hơn bình thường, thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển, vì vậy khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh, cần tiến hành phun thuốc hoặc có các biện pháp lâm sinh thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh để lan tràn thành dịch hại. Đến lần điều tra thứ 3, ngày 01/04/2014, mức độ hại của bệnh chỉ còn 3,05%, là mức độ hại nhẹ. Vào lần điều tra cuối cùng, ngày 20/04/2014, mức độ hại của bệnh vẫn trên đà đi xuống, chỉ còn 2,15%, ở lần điều tra này, bệnh đã giảm được như vậy, một phần là do thời tiết mát mẻ, có những ngày có nắng, cây đã phát triển tốt, mức độ đề kháng và chống chịu lại với bệnh cũng ngày càng cao, bên cạnh đó là hoạt động phun thuốc phòng trừ bệnh hại phấn trắng lá keo theo đúng định kì, giúp cây có sức chống chịu bệnh hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hại của một số loại bệnh hại chủ yếu đối với cây giống lâm nghiệp tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi phía bắc thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 32)