Tường lửa (Firewall)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bảo mật mạng LAN và sử dụng công cụ nessus quét lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN (Trang 29)

Thuật ngữ Firewall (Bức tường ngăn lửa) có nguồn gốc từ một kỹ thuật thiết kế trong xây dựng để ngăn chặn, hạn chế hoả hoạn. Trong công nghệ mạng thông tin, Firewall là một kỹ thuật được tích hợp vào hệ thống mạng để chống sự truy cập trái phép nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ cũng như hạn chế sự xâm nhập vào hệ thống của một số thông tin khác không mong muốn. Cũng có thể hiểu rằng Firewall là một cơ chế để bảo vệ mạng tin tưởng (Trusted network) khỏi các mạng không tin tưởng (Untrusted network).

Firewall giữa mạng của một tổ chức, một công ty, hay một quốc gia (Intranet) và Internet. Nó thực hiện vai trò bảo mật các thông tin Intranet từ thế giới Internet bên ngoài.

a. Khái niệm Firewall

Firewall là thiết bị nhằm ngăn chặn sự truy nhập không hợp lệ từ mạng ngoài vào mạng trong. Hệ thống firewall thường bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Firewall thường được dùng theo phương thức ngăn chặn hay tạo các luật đối với các địa chỉ khác nhau.

30

Chức năng chính của Firewall là kiểm soát luồng thông tin giữa mạng cần bảo vệ (Trusted Network) và Internet thông qua các chính sách truy nhập đã được thiết lập.

 Cho phép hoặc cấm các dịch vụ truy nhập từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.

 Kiểm soát địa chỉ truy nhập, và dịch vụ sử dụng.

 Kiểm soát khả năng truy cập người sử dụng giữa 2 mạng.  Kiểm soát nội dung thông tin truyền tải giữa 2 mạng.  Ngăn ngừa khả năng tấn công từ các mạng ngoài.

Xây dựng firewall là một biện pháp khá hữu hiệu, nó cho phép bảo vệ và kiểm soát hầu hết các dịch vụ do đó được áp dụng phổ biến nhất trong các biện pháp bảo vệ mạng.

c. Phân loại firewall

Firewall có nhiều loại tuy nhiên mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng thông thường firewall được chia làm 2 loại chính là:

 Firewall phần cứng  Firewall phần mềm

Firewall phần cứng: Là một thiết bị phần cứng được tích hợp bộ định tuyến, các quy tắc cho việc lọc gói tin được thiết lập ngay trên bộ định tuyến đó. Firewall phần cứng này như một chiếc máy tính chỉ thực hiện chức năng duy nhất là lọc gói tin bằng cách chạy một phần mềm đã được cứng hóa trong đó và chỉ có thể thiết lập các tập luật còn không thể thay đổi bộ định tuyến được cứng hóa và tích hợp bên trong. Tùy vào từng loại firewall phần cứng của các hãng khác nhau mà cho phép người quản trị có khả năng cập nhật những quy tắc lọc gói tin khác nhau.

Khi hoạt động, tường lửa sẽ dựa trên các quy tắc được thiết lập trong bộ định tuyến mà kiểm tra thông tin header của gói tin như địa chỉ nguồn (source IP address), địa chỉ đích (destination IP address), cổng (Port) ... Nếu mọi thông tin trong header của gói tin là hợp lệ nó sẽ được cho qua và nếu không hợp lệ nó sẽ bị bỏ qua. Chính việc không mất thời gian xử lí những gói tin có

31

địa chỉ không hợp lệ làm cho tốc độ xử lí của firewall phần cứng rất nhanh và đây chính là ưu điểm lớn nhất của hệ thống firewall phần cứng.

Một điểm đáng chú là tất cả các loại firewall phần cứng trên thế giới hiện nay đều chưa thể lọc được nội dung của gói tin mà chỉ có thể lọc được phần nội dung trong header của gói tin.

Firewall phần mềm: Loại firewall này là một chương trình ứng dụng nguyên tắc hoạt động dựa trên trên ứng dụng proxy - là một phần mềm cho phép chuyển các gói tin mà máy chủ nhận được đến những địa điểm nhất định theo yêu cầu. Và các quy tắc lọc gói tin được người sử dụng tự thiết lập. Người ta thường sử dụng firewall loại này khi một mạng máy tính có máy chủ và mọi thông tin đều thông qua máy chủ này rồi mới chuyển đến máy con trong mạng hoặc dùng cho máy tính cá nhân khi tham gia mạng ... Firewall phần mềm này rất tiện lợi ở chỗ phần mềm có thể dễ dàng thay đổi cập nhật các phiên bản mới.

Cách thức hoạt động của firewall dạng này cũng rất đơn giản. Phần mềm firewall được chạy thường trú trên máy chủ hay máy tính cá nhân. Máy tính này có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ ngoài công việc là Firewall. Mỗi khi có các gói tin được chuyển đến hay chuyển đi nó đều được phần mềm firewall này kiểm tra phần header của gói tin bao gồm các thông tin về địa chỉ đến, địa chỉ đi, giao thức, cổng dịch vụ ....Firewall phần mềm mới hiện nay còn có thể kiểm tra được nội dung của gói tin. Các thông tin mà firewall kiểm tra được người dùng quy định trước trong tập luật. Nếu gói tin được phần mềm firewall cho qua thì tiếp theo nó sẽ được đưa đến các máy con trong mạng hoặc là các ứng dụng chạy trực tiếp trên máy đó.

d. Ưu và nhược điểm của firewall

Mỗi loại tường lửa có những ưu điểm, nhược điểm và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Tường lửa phần cứng thường được sử dụng để đảm bảo an ninh cho các mạng lớn vì nếu không sử dụng firewall phần cứng thì sẽ cần hệ thống firewall phần mềm tức là sẽ có một tính máy chủ. Máy chủ này sẽ nhận mọi gói tin và kiểm duyệt rồi chuyển tiếp cho các máy trong mạng.

32

Mà tốc độ của firewall phần mềm hoạt động chậm hơn so với firewall phần cứng nên ảnh hưởng lớn đến tốc độ của toàn hệ thống mạng.

Mặt khác hệ thống tường lửa phần mềm thường được sử dụng để đảm bảo an ninh cho các máy tính cá nhân hoặc một mạng nhỏ. Việc sử dụng hệ thống firewall phần mềm sẽ giúp giảm chi phí vì giá cả thiết bị firewall phần cứng đắt gấp nhiều lần so với hệ thống firewall phần mềm. Hơn nữa, khi ta sử dụng hệ thống firewall phần mềm trong việc đảm bảo an ninh cho máy tính cá nhân hay mạng với quy mô nhỏ thì việc ảnh hưởng đến tốc độ chuyển các gói tin trong mạng là không đáng kể.

Điểm yếu khác của firewall phần mềm đó là với mỗi firewall phần mềm được chạy trên từng hệ điều hành nhất định. Ví dụ ZoneAlarm Pro là môt hệ thống firewall phần mềm chỉ chạy trên hệ điều hành Windows. Hay với phần mềm SmoothWall thì lại chỉ có thể chạy trên hệ điều hành Linux. Nhưng với firewall phần cứng thì có thể chạy một các hoàn toàn độc lập không bị phụ thuộc vào hệ điều hành như firewall phần mềm.

Firewall phần mềm hiện giờ đã có thể lọc được nội dung gói tin còn firewall phần cứng chỉ có thể lọc thông tin trong phần header của gói tin còn phần nội dung chính của gói tin thì firewall phần cứng không thể kiểm soát được. Bởi vậy mà Firewall phần cứng không thể giúp ngăn chặn các loại virus hệ thống nhưng firewall phần mềm thì có thể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bảo mật mạng LAN và sử dụng công cụ nessus quét lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)