Điều kiện về thông tin thị trường.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Kể từ khi TTCK đi vào hoạt động, sự minh bạch và công bằng về thông tin luôn là một trong những nỗi bức xúc lớn nhất của các NĐT trên TTCK. Theo nhiều NĐT, có không ít công ty niêm yết đã công bố thông tin không kịp thời, thậm chí vẫn còn tồn tại hiện tượng che đậy thông tin, khiến cho NĐT cảm thấy mất lòng tin. Với một thị trường còn non trẻ trình độ hiểu biết của các NĐT về các báo cáo tài chính, các quy định tài chính còn rất hạn chế. Vì vậy điều kiện minh bạch hóa thông tin và các báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Trong một thời gian dài việc cung cấp thông tin cả về thong tin vĩ mô, thông tin DN và thông tin thị trường đều chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.

Thứ nhất là thông tin vĩ mô. Ở thị trường Việt Nam, hiện nay vẫn thiếu các báo cáo từ cấp Chính phủ về kinh tế vĩ mô. Chúng ta chưa thấy có sự cập nhật và công bố các báo cáo định kỳ liên quan chặt chẽ đến TTCK. Ví dụ các báo cáo về chỉ số niềm tin, quy mô giao dịch của thị trường mở, thông tin về việc làm – thất nghiệp..., tất cả đều chưa được thống kê, ban hành kịp thời. Mặt khác, thông tin vĩ mô lại bị rò rỉ nhiều trước khi ban hành chính thức. Một khía cạnh đáng quan tâm là người ban hành chính sách thường có ý muốn định hướng thị trường. Mà càng muốn định hướng, thị trường càng mất niềm tin. Lấy ví dụ năm 2008, các cơ quan quản lý liên tục có những động tác thuyết phục, trấn an thị trường. Các giới chức có thẩm quyền thường xuyên “nói tốt” cho thị trường, nhưng càng “nói tốt” thì thị trường càng xấu. NĐT hoài nghi, cổ phiếu rớt giá.

Thứ hai là thông tin DN. NĐT cần biết rõ các báo cáo tài chính, giao dịch của cổ đông lớn, giao dịch của nhà quản lý DN, các chiến lược và kế hoạch kinh doanh... Thế nhưng thời gian qua nhiều công ty niêm yết không đảm bảo hai vấn đề: thời hạn công bố thông tin và giao dịch nội bộ. Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đối với giới quản lý DN (chẳng hạn vợ, con của tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị) thường có tác động lớn đến diễn biến thị trường. Ở thị trường Việt Nam, có rất ít trường hợp bị xử lý về việc giao dịch liên quan đến thông tin nội gián. Theo công bố của UBCK, tính đến ngày 21/5/2010, đã có 965 công ty đủ điều kiện là CTĐC đã đăng ký với UBCK, với tổng số vốn điều lệ hơn 142.418 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ 1/9/2008 đến ngày 10/6/2010, trên website của UBCK mới công bố được 1.445 tin tức về các CTĐC. Tức là trung bình, 1 DN có 1,5 tin được công bố trong vòng 2 năm. Chưa kể, chỉ có một

số DN thường xuyên công bố thông tin trên website của UBCK, còn lại hầu hết chưa một lần xuất hiện. Các thông tin được công bố cũng không đúng hạn, thậm chí đến tháng 6 năm 2010 vẫn còn một số DN công bố báo cáo tài chính năm 2009. Việc công bố thông tin trên website của các CTĐC nói chung vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Hầu hết các website này không được cập nhật, một số công ty có đăng ký website nhưng tên miền bị quá hạn, có 62/343 CTĐC chưa niêm yết không có địa chỉ website. Ngoài ra các thông tin DN công bố ra nhiều khi còn chưa chính xác có ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của NĐT. Trường hợp của Công ty Bông Bạch Tuyết làm ăn tồi, nợ xấu nhiều, tài chính không minh bạch nhưng vẫn công bố là làm ăn có lãi trong nhiều năm liền là một ví dụ điển hình. Với những sai phạm này thì cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết đã bị hủy niêm yết từ ngày 01/07/2009.

Thứ ba là việc công bố các thông tin của thị trường như giao dịch của NĐT trong và ngoài nước. Riêng việc này thì các cơ quan quản lý đã thực hiện được, tuy hơi chậm nhưng đáng tin cậy. Tuy nhiên lẽ ra các thông tin này phải công bố sớm hơn chứ không đợi đến cuối ngày mới công bố như hiện nay.

Chính vì sự thiếu minh bạch về thông tin trên TTCK Việt Nam mà các cơ quan quản lý cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề này. Ngày 18/04/2007 Bộ Tài Chính đã có Thông tư số 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK trong đó có các quy định khá cụ thể về đối tượng được công bố thông tin, yêu cầu về tính chính xác của nội dung thông tin được công bố, phương tiện và hình thức công bố thông tin, quy định cụ thể về việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính của các CTĐC và tổ chức niêm yết, quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong vấn đề công bố thông tin. Tuy nhiên thì việc thực hiện thông tư 38/2007/TT-BTC cũng chưa thật sự nghiêm túc. Ngày 15/01/2010 Bộ Tài Chính tiếp tục có Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thông tư 38/2007/TT-BTC. Một trong những nội dung chính sửa đổi được quan tâm nhất tại Thông tư số 09/2010/TT-BTC là các quy định về công bố thông tin của CTĐC và tổ chức niêm yết nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NĐT cụ thể như sau: ” So với Thông tư 38, đối tượng công bố thông tin tại Thông tư 09 được bổ sung ‘tổ chức đăng ký giao dịch’, do đó bao gồm CTĐC, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch,

CTCK, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK và người có liên quan. Các đối tượng công bố thông tin trên (trừ cá nhân) phải lập trang thông tin điện tử (website) của mình với đầy đủ các chuyên mục về quan hệ cổ đông; trong đó phải có điều lệ công ty, quy chế quản trị nội bộ, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính định kỳ phải công bố theo quy định và các vấn đề liên quan đến kỳ họp đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, trang thông tin điện tử phải thường xuyên cập nhật các thông tin phải công bố theo quy định tại Thông tư này. Các đối tượng khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN, SGDCK. Đối với việc công bố báo cáo tài chính, tổ chức niêm yết phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên (6 tháng đầu năm) đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán và báo cáo tài chính quý. Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo biến động từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước, DN niêm yết phải giải trình khi thay vì DN phải giải trình khi kết quả kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo biến động từ 5% trở lên như Thông tư 38. Thông tư 09 cũng quy định các tổ chức niêm yết phải báo cáo giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp hoặc là tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu thế chung của thị trường, thay vì các tổ chức niêm yết phải giải trình khi cố phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp như trước đây. Đối với CTCK, hàng quý, các CTCK phải công bố thông tin về danh mục và giá các loại chứng khoán chưa niêm yết mà công ty làm môi giới giao dịch trong vòng 10 ngày đầu tháng tiếp theo trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của công ty. Trong trường hợp các đối tượng công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng, phải báo cáo UBCKNN, SGDCK và phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục. Việc tạm hoãn công bố thông tin phải được công bố trên phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK và tổ chức công bố thông tin, trong đó nêu rõ lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin.”. Những quy định cụ thể này đã phần nào cải thiện được tính minh bạch hóa thông tin trên thị trường.

Hiện nay các thông tin về TTCK tại Việt Nam cũng đã được cung cấp khá đầy đủ đến các NĐT trên nhiều kênh khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại tại Việt Nam có hơn 100 CTCK đang hoạt động luôn sẵn sàng cung cấp các thông tin cho các NĐT. Các tin tức về TTCK luôn được cập nhật trên các webside về chứng khoán, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet tại Việt Nam các NĐT dễ dàng tìm kiếm các thông tin

về TTCK. Cũng đã có rất nhiều chương trình truyền hình chuyên phân tích cung cấp thông tin về TTCK dành cho các NĐT. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trong vấn đề minh bạch hóa thông tin, nhiều báo cáo tài chính của các công ty niêm yết khi cung cấp cho công chung chưa thật sự chính xác. Có thể thấy điều kiện về thông tin trên thị trường Việt Nam nếu được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới (đặc biệt là việc minh bạch hóa thông tin) có thể đáp ứng được các yêu cầu về thông tin của giao dịch quyền chọn.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w