Kiểm định đồng liên kế t

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và giá cổ phiếu ở Việt Nam (Trang 32)

5. KẾT QUẢ TỪ MÔ HÌNH

5.3 Kiểm định đồng liên kế t

Kiểm định đồng liên kết được thực hiện để đo lường của mối quan hê của hai biến trong dài hạn trong khi ba kiểm định kia (kiểm định nhân quả Granger, phân tách phương sai và phân tích xung phản hồi được sử dụng để xem xét khía cạnh ngắn hạn). Trong trường hợp có hiện tượng đồng liên kết thì cho dù là chuỗi dữ liệu không dừng thì dữ liệu này sẽ không bao giờ dịch chuyển trong dài hạn. Ngược lại nếu không có hiện tượng đồng liên kết thì các chuối dữ liệu không có liên hệ trong dài hạn. Nếu có sựđồng liên kết thì kiểm định nhân quả Granger, phân tách phương sai và xung phản hồi phải được xây dựng trên mô hình hiệu chỉnh (error correction model). Nếu không có sự đồng liên kết thì phân tích sẽ dựa trên hồi qui biến lùi một thời đoạn (first difference) bằng cách tận dụng mô hình VAR chuẩn.

Khi hồi quy các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến kết quả hồi quy giả mạo. Tuy nhiên, Engle và Granger (1987) cho rằng, nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết và có thể được giải thích như là mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Do đặc điểm của chuỗi dữ liệu mà tác giả thu thập để nghiên cứu là không dừng ở mức nên phần này tác giả sẽ kiểm định đồng liên kết để xác định xem liệu giữa hai biến không dừng có quan hệ đồng liên kết hay không. Tác giả sử dụng phương pháp Johansen và Juselius (1990) để thực hiện kiểm định giả thuyết này. Đây là kỹ thuật kiểm định đồng liên kết được sử dụng phổ biến nhất trong việc áp dụng nguyên tắc hợp lý cực đại nhằm xác định sự tồn tại của các vec tơ đồng liên kết giữa các dãy số thời gian không dừng.

Với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê Eviews 6, kết quả cho thấy cả hai kiểm định mà phương pháp Johansen và Juselius (1990) đưa ra là kiểm định theo thống kê vết ma

trận (Trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (maximal eigenvalue). Theo kết quả trong bảng 5.3 thì không tồn tại vector đồng liên kết nghĩa là không tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa thị trường tỉ giá hối đoái và thị trường cổ phiếu. Điều này có nghĩa là dù trong ngắn hạn Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thểđiều tiết thị trường bằng biên độ tỉ giá và các biện pháp hành chính nhưng trong dài hạn thị trường hối đoái được quyết định bởi cung cầu thị trường.

Bảng 5.3 kết quả kiểm định đồng liên kết giữa tỉ giá hối đoái và giá cổ phiếu.

Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)

Hypothesized Trace 0.05

No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None 0.048402 9.023388 15.49471 0.3632 At most 1 0.012118 1.779972 3.841466 0.1822 Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue)

Hypothesized Max-Eigen 0.05

No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None 0.048402 7.243416 14.26460 0.4607 At most 1 0.012118 1.779972 3.841466 0.1822

Nguồn: Phụ lục 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và giá cổ phiếu ở Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)