Cấu trúc carbon tích lũy trong vật rơi rụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

Kết quả phân tích lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng được tổng hợp trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Cấu trúc carbon tích lũy trong vật rơi rụng OTC

Lượng carbon tích lũy trong các bộ phận

(tấn/ha) Tổng (tấn/ha) Thân/cành Lá/hoa/quả Carbon % Carbon % 1 1,53 38,265 2,47 61,735 4,00 2 1,53 34,07 2,96 65,93 4,49 3 1,20 30,163 2,78 69,837 3,98 4 1,25 30,196 2,88 69,804 4,13 5 1,44 31,957 3,06 68,043 4,49 6 1,00 25,625 2,91 74,375 3,91 7 1,10 29,739 2,60 70,261 3,70 8 1,43 35,619 2,58 64,381 4,01 9 1,21 28,408 3,04 71,592 4,25 Trung bình 1,298 31,56 2,809 68,44 4,107

Bảng 4.12 là bảng tổng hợp lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng với tổng lượng carbon tích lũy trung bình của 9 ô tiêu chuẩn là 4,107 tấn/ha; trong đó phần thân/cành là 1,298 tấn/ha, chiếm 31,56%; lượng carbon tích lũy cao hơn là phần lá/hoa/quả với 2,809 tấn/ha, chiếm tỷ lệ 68,44%. Tỷ lệ chênh lệch trên được thể hiện ở hình 4.18

31,56%

68,44%

thân , cành lá, hoa, quả

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

+) Mt s quy lut kết cu lâm phn rng vu đắng

* Phân bố N/D

Vầu đắng tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 12,5- 14,5 m, số lượng cây ít ở các cấp chiều cao từ 10 - 10,5 m và 15,5 - 17 m. Tương ứng với số cây theo đường kính tập trung ở các cấp kính trung bình từ 8 - 9 thì cấp chiều cao số cây cũng tập trung ở cấp chiều cao trung bình từ 13 - 14,5.

* Phân bố N/H

Số cây có đường kính 9 cm tập trung số lượng cây vầu đắng lớn nhất trong các cấp kính số cây bình quân trong cấp kính này là 119,3 và số cây bình quân thấp nhất là ở cấp kính 5 cm với 25,7 cây, vầu đắng được tập trung nhiều từ cấp kính 8 - 9 cm. Số cây được tập trung ít nhất ở cấp kính từ 5 – 6 cm và từ 10 -11 cm.

* Quy luật tương quan

Tương quan giữa chiều cao và đường kính của vầu đắng là tương quan chặt. Mối tương quan giữa H/D là >0,9 cao nhất lên đến 0,99 điều này cho thấy mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính là một mối quan hệ rất chặt chẽ.

+) Đặc đim sinh khi tươi rng vu đắng

* Đặc điểm sinh khối tươi lâm phần vầu đắng ở ba cấp tuổi

- Sinh khối tươi lâm phần vầu đắng cấp tuổi 1 từ 21,8 – 43,9 tấn/ha, trung bình là 31,2 tấn/ha. Trong đó sinh khối thân chiếm 65,8 %; cành chiếm 15,3 %; lá chiếm 9,1 % và thân ngầm chiếm 9,8 %.

- Sinh khối tươi lâm phần vầu đắng cấp tuổi 2 dao động từ 28,1 – 52,9 tấn/ha, trung bình là 37,5 tấn/ha. Trong đó sinh khối thân chiếm 61,2%; cành chiếm 16,0 %; lá chiếm 10,7 % và thân ngầm chiếm 12,1 %.

- Sinh khối tươi lâm phần vầu đắng cấp tuổi 3 biến động từ 28,7 – 46,3 tấn/ha, trung bình là 34,8 tấn/ha. Trong đó sinh khối thân chiếm 62,2 %; cành chiếm 14,0 %; lá chiếm 10,8 % và thân ngầm chiếm 13,0 %.

* Đặc điểm sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi: Bộ phận có sinh lớn nhất là thân/cành với lượng sinh khối tươi từ 2,09 - 2,74 tấn/ha, trung bình là 2,42 tấn/ha và chiếm tới 72,00% tổng sinh khối tươi trung bình toàn lâm phân. Sinh khối lá chiếm từ 0,85 - 1,19 tấn/ha, trung bình là 0,94 tấn/ha và chỉ chiếm 28,00% tổng sinh khối tươi toàn lâm phần, tương ứng với 9 OTC.

* Đặc điểm sinh khối tươi vật rơi rụng: Sinh khối tươi của phần thân/cành vào khoảng từ 4,6 – 5,2 tấn/ha, trung bình 4,9 tấn/ha và chiếm 34,9% lượng sinh khối trung bình của 9 OTC. Sinh khối tươi phần lá/hoa/quả chiếm từ 8,4 – 9,9 tấn/ha, trung bình là 9,2 tấn/ha và chiếm 65,1% lượng sinh khối của 9 OTC.

+) Đặc đim sinh khi khô rng vu đắng

* Đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng ở ba cấp tuổi

Ở cấp tuổi 1 sinh khối khô lâm phần vầu đắng biến động từ 3,0 – 29,2 tấn/ha; cấp tuổi 2 sinh khối khô cây vầu đắng giao động từ 8,9 – 43,3 tấn/ha; cấp tuổi 3 sinh khối khô vầu đắng từ 6,1 – 44,3 tấn/ha

* Đặc điểm sinh khối khô cây bụi, thảm tươi: Bộ phận có sinh khối lớn nhất là thân, cànhvới 1,5 – 1,7 tấn/ha, chiếm 86 % so với tổng số sinh khối lâm phần Vầu đắng tương ứng với 9 ô tiêu chuẩn, thấp nhất là sinh khối lá, hoa và quả với sinh khối từ 0,2 – 0,4 tấn/ha, chiếm 14 % tổng sinh khối lâm phần.

* Đặc điểm sinh khối khô vật rơi rụng: Bộ phận có sinh khối lớn nhất là (lá, hoa, quả) với 5,6 – 6,4 tấn/ha, chiếm 70,69 % so với tổng số sinh khối lâm phần Vầu đắng tương ứng với 9 ô tiêu chuẩn, thấp nhất là sinh khối (thân, cành) với sinh khối từ 2,2 – 3,0 tấn/ha, chiếm 29,31 % tổng sinh khối lâm phần.

+) Tr lượng carbon tích lũy ca lâm phn vu đắng

* Trữ lượng carbon tích lũy của lâm phần vầu đắng ở ba cấp tuổi:

- Trữ lượng carbon tích lũy lâm phần vầu đắng trong cấp tuổi 1 từ 6,3 – 12,4 tấn/ha; cấp tuổi 2 từ 7,9 – 16,8 tấn/ha và ở tuổi 3 là 7,8 – 13,9 tấn/ha. Trong đó lượng carbon tích lũy trong thân cây cao nhất ở cấp tuổi 2, thấp nhất là lượng carbon trong lá cây.

* Trữ lượng carbon tích lũy cây bụi, thảm tươi và thảm mục: Tổng lượng carbon tích lũy trung bình của 9 ô tiêu chuẩn là 0,96 tấn/ha.

* Trữ lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng: Tổng lượng carbon tích lũy trung bình của 9 ô tiêu chuẩn là 4,107 tấn/ha.

5.2. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu về sinh khối và lượng carbon tích lũy cho các cấp tuổi khác nhau.

- Cần có những nghiên cứu thêm về lượng carbon tích lũy trạng thái rừng trồng tại các mùa sinh trường khác nhau.

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng carbon tích lũy cho nhiều đối tượng rừng trồng và rừng tự nhiên khác nhau và ở nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi rộng. Từ đó sẽ dễ lựa chọn được đối tượng khi xây dựng các dự án CDM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Đỗ Hoàng Chung (2012), Nghiên cứu năng suất lượng rơi và khả năng hoàn trả chất dinh dưỡng cho đất của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh, Vĩnh Phúc, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.

2. Võ Đại Hải và cs (2009), “Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon và giá trị

thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”, Báo

cáo tổng kết đề tài Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Văn Tấn (2006), Bước đầu nghiên cứu trữ lượng carbon của rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Yên Bình - Yên Bái làm cơ sở cho việc đánh giá giảm phát thải khí CO2 trong cơ chế phát triển sạch.

4. Vũ Tấn Phương (2006), “Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam”, Báo cáo sơ kết

đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Vũ Tấn Phương (2007), Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng - Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp-Kinh nghiệm của Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 6. Ngô Đình Quế (2005), “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng

rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam”, Tóm tắt báo cáo tổng kết đề

tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Ngô Đình Quế và cs (2006), “Khả năng hấp thụ CO2 của một số dạng rừng chủ yếu ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

8. Lý Thu Quỳnh (2007), Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 9. Vũ Văn Thông (1998), Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ

công tác kinh doanh rừng, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường đại học lâm nghiệp.

10. Dương Hữu Thời (1992), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học và thông tin khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Tiến (2012), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Lâm Nghiệp.

12. Đặng Thịnh Triều (2010), Nghiên cứu khả năng cốđịnh carbon của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị môi trường rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

13. Hoàng Xuân Tý (2004), “Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF)”, Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế

phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4CDM - Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

14. Nguyễn Duy Kiên (2007), Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

15. Nguyễn Viết Khoa (2010), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 và cải tạo

đất của rừng trồng Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. 16.Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân Xã Lam Vỹ về tình hình kinh thế văn hóa

xã hội của xã trong năm 2013.

II. Tiếng Anh

17. Fang Yunting, Mo Jiangming, Huang Zhongliang and Ouyang Xuejun.

(2003), Carbon accumulation and distribution in Pinus massoniana and

Schima superba mixed forest ecosystem in Dinghushan Biosphere Reserve.

Jounal of Tropical Subtropical Botany. Vol. 11(1), Pp 47-52.

18. Leuvina Micosa-Tandug (2007), Biomass and carbon sequestration of

Gmelina arbrorea Roxb. Presentation in training on Capacity Building for

Carbon Accounting in Forests. International Rice Research Institute, Los Baños. 21-31 January 2008.

PHỤ LỤC

Mẫu biểu 3.1. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐO ĐẾM RỪNG VẦU

Ngày điều tra: Mã OTC:

Tên thành viên điều tra:

Tọa độ tâm ô tiêu chuẩn: Kinh độ: Vĩ độ:

Độ cao: Độ dốc TB:

Diện tích ô: Kích thước ô:

Kiểu rừng:

Thứ tự ô TC đo đếm: Mã số ô thứ cấp:

TT Tên loài vầu Cấp tuổi Chiều cao ( m) Dgốc (cm) Ghi chú

Mẫu Biểu 3.2. PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KHỐI CÂY VẦU CÁ LẺ

Ngày điều tra: Mã OTC:

Tên các thành viên điều tra:

Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc: TT cây mẫu Tuổi cây mẫu

Kích thước cây mẫu Khối lượng tươi của cây mẫu theo các bộ phận (kg)

Khối lượng mẫu tươi lấy phân tích (kg) Chiều cao (m) DBH (cm) Thân Cành Thân ngầm Lá Thân Cành Thân ngầm 5 2

Mẫu biểu 3.3. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐO ĐẾM SINH KHỐI CÂY BỤI THẢM TƯƠI

Ngày điều tra:

Tên các thành viên điều tra: Vị trí hành chính nơi lập OTC:

Tọa độ tâm ô: Kinh độ: Vĩ độ: Độ cao (m): Độ dốc trung bình:

Diện tích ô: Kích thước ô: Kiểu rừng:

Loại thực bì ưu thế:

A - Đo đếm sinh khối tươi cây bụi thảm tươi TT Tên ô đo đếm KH mẫu Kích cỡ trung bình cây bụi thảm tươi

Khối lượng tươi theo các bộ phận (kg) OTC Ô thứ cấp Chiều cao

(m) Độ che phủ (%) Thân/cành Lá/hoa/quả

B- Lấy mẫu để phân tích sinh khối khô TT Tên ô đo đếm KH mẫu Khối lượng mẫu tươi theo các bộ phận (gam) OTC Ô thứ cấp Thân/cành Lá/hoa/quả

Mẫu biểu 3.4. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐO ĐẾM SINH KHỐI VẬT RƠI RỤNG

Ngày điều tra:

Tên các thành viên điều tra: Vị trí hành chính nơi lập OTC:

Tọa độ tâm ô: Kinh độ: Vĩ độ: Độ cao (m): Độ dốc trung bình:

Diện tích ô: Kích thước ô: Kiểu rừng:

Loại thực bì ưu thế:

A - Đo đếm sinh khối vật rơi rụng TT Tên ô đo đếm

KH mẫu

Khối lượng tươi theo các bộ phận (kg)

OTC ODB Thân/cành Lá/hoa/quả

B- Lấy mẫu để phân tích sinh khối khô TT Tên ô đo đếm KH mẫu Khối lượng mẫu tươi theo các bộ phận (gam) OTC ODB Thân/cành Lá/hoa/quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)