Chính sách giao tiếp khuyếch trương của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 30)

Đây là những hoạt động hỗ trợ với mục đích là làm sao để khách hàng biết đến Ngân hàng, các sản phẩm và chất lượng của Ngân hàng và sau đó khách hàng sẽ biết về Ngân hàng nhiều hơn. Ngân hàng có thể thực hiện chiến lược giao tiếp khuyếch trương thông qua một số biện pháp.

Thứ nhất, bán hàng cá nhân được sử dụng khi cần phải tác động trực tiếp tới công chúng mục tiêu, tạo lập mối quan hệ mật thiết với họ và thúc đẩy họ có những hành động nhất định theo hướng mình mong muốn. Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây mà yếu tố hướng tới khách hàng được đặt ra mạnh hơn yếu tố địa lý trong công tác tiếp thị, nhưng đòi hỏi người cán bộ tiếp thị phải có nghệ thuật.

Thứ hai, kích thích tiêu thị. Khác với quảng cáo, kích thích tiêu thụ là phương pháp tác động đến khách hàng trong một thời gian ngắn. Nó không có khả năng tạo nên thường xuyên với các sản phẩm của Ngân hàng và tạo nên khách hàng mới để tạo mối quan hệ qua lại lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả do các biện pháp kích thích tiêu thụ đạt được tương đối nhanh so với các biện pháp khác. Bởi vậy, kích thích tiêu thụ được sử dụng chủ yếu để kích thích cầu đang giảm sút hoặc nâng cao sự am hiểu của khách hàng đối với các sản phẩm được giới thiệu.

Thứ ba, tuyên truyền là thành phần quan trọng nhất của công tác giao tiếp đại chúng. Tổ chức các mối quan hệ bằng phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ với khách hàng mục tiêu, quan hệ với các tổ chức chính quyền, đoàn thể, hiệp hội,...

Các dịch vụ chiến lược tuyên truyền nhằm hình thành củng cố hình ảnh của Ngân hàng, tuyên truyền về các sản phẩm củ ngân hàng, đảm bảo sử ủng hộ của các nhóm khách hàng, xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho ngân hàng, tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh để thực hiện được các mục tiêu trên, Ngân hàng triển khai các chiến lược khuyếch trương với việc sử dụng kết hợp các hoạt động quảng cáo, các hoạt động khuyến mại,...

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận khách hàng mà Ngân hàng có thể lựa chọn. Tuy vậy mỗi phương pháp có một ưu thế khác nhau đòi hỏi một mức phí phù hợp. Chiến lược giao tiếp khuyếch trương mà Ngân hàng lựa chọ chỉ có hiệu quả khi nó thực sự hợp lí, tức là nó phù hợp với điều kiện của Ngân hàng , phù hợp với đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Với các chính sách trên, Ngân hàng muốn hoạt động Marketing Ngân hàng lại hiệu quả mong muốn cần thiết phải xây dựng kế hoạch hoá đồng bộ Marketing Ngân hàng, theo nguyên tắc tập trung- phân cấp, trên cơ sở của Marketing hoà nhập. Hướng mọi thành viên trong Ngân hàng vào một mục tiêu tăng trưởng-phát triển.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 30)