CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG ANH lớp 12 TOÀN tập (Trang 96)

- YOUR DREAMS CAN COME TRUE IF YOU HAVE THE COURAGE TO

CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:

- Chúng ta hãy lấy 1 câu chủ động làm thí dụ: + THAT DOG BIT ME. (con chó đó đã cắn tôi)

==> Như vậy chuyển sang bị động là TÔI BỊ CẮN BỞI CON CHÓ ĐÓ: I WAS BITTEN BY THAT DOG.

- Như vậy, khi chuyển sang câu bị động:

+ Tân ngữ trong câu chủ động sẽ thành CHỦ NGỮ trong câu bị động (ME là tân ngữ, khi chuyển ME thành chủ ngữ ta phải dùng dạng đại từ chủ ngữ tương ứng là I)

+ Động từ chính trong câu chủ động sẽ bị biến thành dạng QUÁ KHỨ PHÂN TỪ để đặt sau TO BE được chia thích hợp theo thì của câu chủ động.(ở thí dụ trên, BIT là quá khứ đơn, vậy nên TO BE chia ở quá khứ đơn là WAS hoặc WERE mà chủ ngữ ở câu bị động là I, nên ta dùng WAS)

=====>> I WAS BITTEN

+ Chủ Ngữ trong câu CHỦ ĐỘNG SẼ là tác nhân nằm đằng sau chữ BY ==============>>> I WAS BITTEN BY THAT DOG.

- Trong một số trường hợp, chủ ngữ ở câu chủ động có thể không được nhắc tới trong câu bị động, tức là TA KHÔNG CẦN DÙNG BY... (thí dụ như khi chủ ngữ là PEOPLE, THEY, THE POLICE, ...)

* Thí dụ:

+ CHỦ ĐỘNG: PEOPLE SAY THAT LOVE IS BLIND (người ta nói rằng tình yêu là mù quáng)

=====>>> BỊ ĐỘNG: IT IS SAID THAT LOVE IS BLIND. + CHỦ ĐỘNG: THE POLICE ARRESTED HIM.

====>> BỊ ĐỘNG: HE WAS ARRESTED (anh ta bị bắt thì ai cũng hiểu là bị bắt bởi cảnh sát nên ta không cần phải nói).

---

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG ANH lớp 12 TOÀN tập (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w