THƯỜNG XUYÊN ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đông Đô (Trang 77)

các tiêu chuẩn tham chiếu một cách cụ thể và chi tiết đối với từng loại sản phẩm tín dụng sẽ có các ưu điểm:

- Dễ dàng phân loại được khoản vay để có cơ chế phê duyệt phù hợp.

- Giúp nhân viên tín dụng xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng và có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác theo các tiêu chuẩn qui định của ngân hàng.

- Hạn chế được tình trạng gian dối, tiêu cực trong quá trình xử lý hồ sơ. - Làm cơ sở cụ thể để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng.

- Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn xuống mức tối đa.

Trong việc xây dựng các tiêu chuẩn tham chiếu áp dụng cho từng sản phẩm tín dụng, quan điểm cụ thể và chi tiết có nghĩa là phải qui định rõ ràng, sử dụng nhiều chỉ tiêu định lượng, tránh qui định một cách chung chung. Chẳng hạn như xây dựng tiêu chuẩn tham chiếu cho sản phẩm cho vay mua xe ô tô thì cần phải qui định rõ tiêu chuẩn cần thiết đối với khách hàng vay mua xe ô tô từ 7 chỗ trở xuống khác với khách hàng vay mua xe tải và khác với khách hàng vay mua các loại xe khác... Cụ thể hơn nữa, tiêu chuẩn đối với khách hàng vay mua xe ô tô từ 7 chỗ trở xuống phải có thu nhập tối thiểu hàng tháng là bao nhiêu, có hộ khẩu thường trú tại TPHCM, có sở hữu nhà tại TPHCM, có điện thoại cố định, có hóa đơn tiền điện, điện thoại, internet 03 tháng gần nhất... Với các chỉ tiêu cần đáp ứng cụ thể như vậy, nhân viên tín dụng có thể dễ dàng xác định khách hàng đã thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng hay chưa, từ đó dễ dàng phân loại khoản vay, nhận định chính xác tình hình khách hàng, đưa ra quyết định cho vay và xử lý khoản vay theo cơ chế xét duyệt cho vay phù hợp.

4.3 THƯỜNG XUYÊN ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN SẢN PHẨM TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Sau khi đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn tham chiếu đối với từng sản phẩm tín dụng, để sản phẩm có tính cạnh tranh đồng thời quản lý và kiểm soát được rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng phải lên kế hoạch thường xuyên đánh giá và cải tiến các sản phẩm hiện có bằng cách sửa đổi các chỉ tiêu tham chiếu cho phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tích các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm tín dụng của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đông Đô (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w