Số khấu hao TSCĐ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất chung của Công ty, chi phí khấu hao bao gồm: phần khấu hao về thiết bị và nhà cửa của từng phân xưởng.
Để quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Số khấu hao TSCĐ được bộ phận kế toán tính sẵn trên bảng đăng ký trích khấu hao. Bảng đăng ký này được đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ được lập căn cứ vào sổ tài sản của Công ty và lập theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. Việc xác định thời gian sử dụng các loại TSCĐ do nhà nước qui định. Mức khấu hao được kế toán tính theo công thức:
Mức khấu hao năm Nguyên giá (Giá trị
còn lại)
Thời gian sử dụng (Thời gian sử dụng còn lại) =
Mức khấu hao tháng Mức khấu hao năm
12 =
Hàng tháng, căn cứ vào bảng đăng ký trích khấu hao, mức khấu hao được duyệt, tài sản tăng và giảm trong tháng, kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Xem biểu số 2.10) kế toán
phân bổ chi phí khấu hao cho từng loại sản phẩm bởi vì chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất chung. Tiêu thức phân bổ được kế toán chọn là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc phân bổ được làm theo các bước sau:
Bước 1: Tính hệ số phân bổ chi phí khấu haoTSCĐ.
Hệ số phânbổ =
Tổng mức khấu hao TSCĐ trong tháng Tổng chi phí NVL trực tiếp trong tháng
Bước 2:Tính mức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại sản phẩm.
Mức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại sản phẩm Hệ số phân bổ
Chi phí NVL trực tiếp của từng loại sản phẩm x
=
Cụ thể với số liệu của tháng 9/2004:
Tổng chi phí NVL trực tiếp: 6.261.730.677 đ Tổng chi phí khấu hao TSCĐ: 529.208.690 đ
Hệ số phân bổ = 573.931.877: 6.261.730.677 = 0.084 Chi phí khấu hao của Đúc bi, đạn:
Đối với các sản phẩm khác cũng được tính toán tương tự như vậy.