SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
2.3.2. Những nhược điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện Điện tử
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý.
2.3.2.1. Về phạm vi, thời điểm ghi nhận doanh thu
Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty phần lớn đã theo đúng chuẩn mực qui định. Song trong 1 vài trường hợp, kế toán công ty cho rằng việc vận dụng đúng chuẩn mực số 14 vào trong các giao dịch bán hàng cụ thể của công ty là khó thực hiện. Trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng, khi hoá đơn GTGT đã phát hành và người mua chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa chuyển giao thì kế toán công ty vẫn ghi nhận doanh thu. Như vậy, công ty chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho người mua mà đã ghi nhận doanh thu dẫn đến việc hạch toán doanh thu tại công ty còn tuỳ tiện.
đủ. Tuy nhiên trên một số hoá đơn GTGT mà công ty sử dụng khi bán hàng hoá thường thiếu chữ ký của người mua hàng.
Khi phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thương mại hầu hết không lập hoá đơn chứng từ mà chỉ căn cứ vào sự thoả thuận trong hợp đồng mua – bán hoặc chính sách thương mại của công ty.
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán, công ty đã sử dụng hoá đơn GTGT trên đó ghi rõ khoản giảm giá hàng bán do chế độ chưa có hoá đơn chứng từ để chứng minh tính xác thực của nghiệp vụ này.
Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, công ty yêu cầu bên mua lập hoá đơn GTGT theo giá bán mà công ty đã bán cho bên mua cho mình. Căn cứ vào hoá đơn này, kế toán lập phiếu nhập kho và phản ánh như 1 nghiệp vụ mua hàng.
Như vậy, việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại chưa dựa trên chứng từ bắt buộc nên nhà nước khó kiểm soát được tính chân thực của nghiệp vụ này. Chính vì vậy chế độ cần có hoá đơn chứng từ để phản ánh nghiệp vụ này.
2.3.2.3. Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
Công ty sử dụng TK521 để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trên cùng tài khoản tổng hợp 521 dẫn đến rất khó thu thập thông tin. Do đó, công ty nên mở chi tiết TK521 để phản ánh khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại để xác định và tính toán chính xác doanh thu thuần.
Công ty không phản ánh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại vào TK521 mà xử lý giảm công nợ, tăng trị giá hàng nhập kho và hạch toán như 1 nghiệp vụ mua hàng. Việc xử lý như vậy chỉ bù trừ được công nợ phải thu và thuế GTGT, phần doanh thu hàng bán bị trả lại không được hạch toán nên không được loại trừ để xác định doanh thu thuần, trị giá thực tế hàng trả lại không được loại trừ khỏi chỉ tiêu giá
xác.