Trong quá trình ủ em đã tiến hành theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ của các thùng ủ và đo lại được kết quả thể hiện ở bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3. Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau
( Đơn vị : oC )
Thời gian sau khi ủ (ngày)
Công thức Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 1 22 23 23 23 10 25 29 28 27 20 28 33 31 34 30 35 41 43 44 40 41 48 47 48 50 31 37 35 37 60 26 27 25 26 (Nguồn: số liệu thí nghiệm)
Qua kết quả thu được từ bảng 4.3 trên ta thấy nhiệt độ tăng lên rồi hạ
thấp trong thời gian ủ 60 ngày chứng tỏ quá trình sinh khối của các chủng vi sinh vật đã diễn ra và kết thúc, sự phân hủy các chất hữu cơ trong hỗn hợp phân bón đã xảy ra hoàn toàn. Tổng thời gian ủ từ ngày thứ 10 đến 40, trong cả 4 công thức ủ, nhiệt độ của khối ủ luôn dao động trong suốt khoảng 25-48 0
C. Chứng tỏ quá trình lên men vi sinh vật đã diễn ra rất mạnh mẽ. Trong quá trình ủ, nhiệt độ của thùng ủ tăng lên từ khoảng 25oC lên đến khoảng 44- 48oC, sau đó đến ngày 50 đến 60 thì nhiệt độ giảm xuống đến 25-270C lúc này quá trình phân hủy đã kết thúc, toàn bộ rơm rạ trong thùng ủ đã hoai mục thành hỗn hợp phân hữu cơ.
Sự thay đổi nhiệt độ ở các công thức có sự chênh lệch khá lớn. Ở công thức đối chứng nhiệt độ trong xuốt quá trình ủ thấp hơn so với các công thức có chế phẩm EM2. Các thùng ủ có chế phẩm EM2 nhiệt độ cao hơn là do trong đó các vi sinh vật hoạt động mạnh tạo sinh khối để góp phần phân hủy
phế phụ phẩm nhanh hơn. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các công thức có chế
phẩm EM2 và công thức đối chứng thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau