kinh tế thích hợp, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường khu vực và trên thế giới.
Đây là một bước chuẩn bị tích cực, thuận lợi, tạo đà cho chúng ta tự do hóa toàn diện các quan hệ kinh tế - thương mại theo đúng lịch trình mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN. Bảng 2 sẽ cho chúng ta thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua theo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Đơn vị tính: %
Cơ cấu kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000
1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)- Nông, lâm nghiệp - thủy sản - Nông, lâm nghiệp - thủy sản - Công nghiệp
- Dịch vụ2. Cơ cấu GDP (%) 2. Cơ cấu GDP (%)
- Nông lâm nghiệp - thủy sản- Công nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ 9,3 4,4 14,5 8,8 100,00 27,8 29,7 42,5 8,2 4,3 12,6 7,1 100,00 25,8 32,1 42,2 5,8 3,5 8,3 5,1 100,00 25,8 32,5 41,7 4,8 5,2 7,7 2,3 100,00 25,4 34,5 40,1 6,7 4,9 15,69 6,0 100,00 24,2 36,9 38,9
Hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu được đối xử công bằng
hơn dựa trên các cải cách về thuế, tăng dần mức độ cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, mà cuối cùng người tiêu dùng là người được hưởng lợi. Qua đó kích thích tiêu dùng, tăng sức mua, việc tăng năng lực
sản xuất, mở rộng qui mô của doanh nghiệp và cuối cùng là một nền kinh tế phát triển hơn.
Một trong những cải cách về thuế quan trọng đó là cải cách Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt với lần sửa đổi bổ xung lần thứ ba vào ngày 20/5/1998. Trước năm 1995, chỉ có 4 mặt hàng chịu thuế . TTĐB là thuốc lá, bia, rượu và pháo. Sở dĩ Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 1995 đưa thêm hai mặt hàng xe có động cơ và xăng các loại vào Danh mục chịu thuế TTĐB 1à do thuế nhập khẩu của các mặt hàng này giảm xuống.
Các mặt hàng chịu thuế TTĐB năm 1995:
- Thuốc lá (với thuế suất trải rộng từ 32% đến 70%). - Rượu (thuế suất từ 15% đến 90%)
- Bia (thuế suất từ 75% đến 90%).
- Xe có động cơ nhập khẩu từ nước ngoài (thuế suất từ 30% đến 10%0 - xăng các loại (thuế suất từ 15% đến 30%).
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng sản xuất trong nước là giá bán tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB. Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá CIF cộng thêm thuế nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu và tái xuất khẩu được miễn thuế TTĐB. Những mặt hàng nhập khẩu có đủ tiêu chuẩn miễn thuế nhập khẩu cũng sẽ được miễn thuế TTĐB.
Trong một số trường hợp, thuế suất thuế TTĐB có sự ưu đãi đối với hàng có nguyên liệu sản xuất ở trong nước, do vậy hình thành một phương thức bảo hộ các hàng hoá có linh kiện sản xuất trong nước. Ví dụ như thuốc lá.
Khi Việt Nam tham gia thực hiện AFTA, cam kết với các quốc gia ASEAN giành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các hàng hoá nhập khẩu nghĩa là không phân biệt đối xử giữa hàng nội địa với hàng nhập khẩu thì việc đánh thuế suất TTĐB khác nhau đối với mặt hàng thuốc lá, ôtô nhập khẩu và thuốc lá, ôtô sản xuất trong nước là chưa hợp lý cần sửa đổi. Do đó tháng 5/1998 Quốc hội thông qua luật thuế TTĐB mới, được thực hiện từ 1/1/1999.
Những thay đổi chính của luật thuế TTĐB:
- áp đụng thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô nội địa ngang bằng ôtô nhập khẩu, phù hợp với yêu cầu của chế độ đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá nhập khẩu được ký kết giữa các nước tham gia AFTA. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt thuế suất đánh vào thuốc lá nhập khẩu và thuốc lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước.
- Sửa đổi thứ hai của luật thuế TTĐB chủ yếu để hạn chế tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ cao cấp ở Việt Nam. Đó là việc mở rộng phạm vi các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB
Ban hành điều khoản cho phép miễn và giảm thuê'gồm:
+ Cơ sở sản xuất bia có quy mô nhỏ nếu nộp đủ thuế TTĐB theo Biểu thuế TTĐB mà bị lỗ thì được xét giảm thuế TTĐB tương ứng với số lỗ trong năm, thời hạn xét giảm thuế không quá 5 năm đầu kể từ khi luật có hiệu lực (1999 đến 2004).
+ Đối với cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước có thể được xét giảm thuế TTĐB từ 60 -100% so với mức thuế suất của Biểu thuế TTĐB trong thời gian từ 1999 đến 2004. Nếu còn tiếp tục bị lỗ thì có thể được xét giảm thêm từ 1 đến 5 năm nữa.
+ Cơ sở kinh doanh Golf được giảm 30% số thuế TTĐB phải nộp theo Biểu thuế suất thuế TTĐB trong vòng 3 năm kể từ năm 1999.
+ Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ thì được xét miễm giảm thuế TTĐB. Mức giảm được tính theo phần trăm thiệt hại về tài sản nhưng không quá 50% số thuế phải nộp trong kỳ xét miễn giảm và số tiền thuế được giảm không quá 30% giá trị tài sản thiệt hại, thời gian giảm thuế không quá 180 ngày kể từ sau khi xảy ra thiệt hại và có xuất hàng.
Chế độ thuế này được áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn và thích ứng dần với những sửa đổi, cải cách thuế quan được thực hiện từ 1/1/1999. Và có thể nói với điều khoản này chế độ bảo hộ cao đối với các nhà sản xuất ôtô trong nước vẫn được duy trì nhưng trên một cơ sở tế nhị hơn so với các quy định trước kia.
Việc tham gia vào AFTA giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng mức thuế suất ưu đãi CEPT của các nước ASEAN, làm tăng cường khả năng cạnh tranh (về giá) của các hàng hóa này, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu. Thực tế chứng minh kể từ năm 1999, hàng hoá xuất khẩu của Việt nam vào ASEAN tăng đều, tuy vậy trong phần lớn hàng hoá Việt nam xuất khẩu vào ASEAN vẫn chỉ là nguyên nhiên liệu như than đá, dầu thô, khoáng chất...
Các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sẽ được hưởng lợi thế nhập khẩu
vật tư nguyên liệu từ các nước ASEAN với mức thuế nhập khẩu thấp nhất theo CEPT, qua đó góp phần giảm chi phí, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, qua đó tăng khả năng tiêu dùng và phát triển thị trường trong nước.
Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước thành viên của ASEAN. Các mặt hàng được chúng ta ưu tiên nhập về là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp mà Việt Nam chưa tự đáp ứng được hay chi phí quá cao. Mới đây nhà nước cũng đã ra quyết định không hạn chế nhập khẩu hàng máy móc công nghệ có giá trị cao điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp thu được công nghệ của các nước phát triển trong khu vực, qua đó nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của mình. Tham gia vào AFTA, các mặt hàng này sẽ được giảm thuế nhập khẩu tới mức 0 - 5%. Như vậy, diện các mặt hàng nhập khẩu được mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa, do cơ cấu danh mục hàng hóa tham gia CEPT bao gồm cả hàng nông sản thô và nông sản chế biến nên nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm về thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất các loại mặt hàng này để xuất khẩu sang ASEAN và các nước ngoài khu vực, từ đó phát huy được lợi thế so sánh tuyệt đối của Việt Nam trong việc sản xuất các loại hàng hoá này với các nước khác.
Thêm vào đó, theo qui định Hàm lượng ASEAN trong mỗi sảm phẩm, có ít nhất 40% trị giá sản phẩm đó được sản xuất, khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến tại bất kỳ nước thành viên ASEAN nào thì phần đó được coi là đủ hàm lượng ASEAN, thì khi Việt Nam nhập nguyên liệu thô của các nước thành viên về sau đó gia công và xuất khẩu lại vào thị trường ASEAN thì vẫn được hưởng thuế xuất nhập khẩu theo CEPT. Tương tự như vậy việc xác định xuất xứ của sản phẩm cũng được xác định trên cơ sở đó, ví dụ: nếu Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ Thái Lan để làm ra thành phẩm tại Việt Nam thỡ sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam (tức là nước thực hiện khâu gia công, chế biến cuối cùng để làm ra sản phẩm) với điều kiện là phần trị giá làm ra tại Thái
Lan hoặc bất kỳ nước ASEAN nào khác cộng với trị giá số vật tư thêm vào (nếu có) khi gia công, chế biến tại Việt Nam vượt quá 40% trị giá thành phẩm, và được hưởng thuế xuất CEPT khi Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên. Cơ chế này tạo cơ hội cho Việt Nam có thể nhập khẩu các nguyên liệu thô hoặc hợp tác chế tạo các bán thành phẩm từ các nước trong ASEAN với giá thành hạ sau đó một mặt bán tại thị trường trong nước với gía cạnh tranh so với hàng nhập khẩu từ các nước không thuộc khối ASEAN và đồng thời xuất khẩu lại các nước đó với lợi thế hơn hẳn trước đây. Như vậy, không những các Doanh nghiệp vừa có cơ hội tham gia phân công lao động trong khu vực vừa có thể mở rộng phạm vi xuất khẩu sản phẩm của mình ra ngoài.
Bảng 3: Kim ngạch Xuất khẩu của các nước vào ASEAN
đơn vị tính: triệu USD
NƯỚC 1999 2000 2001 2002 Brunei 2,539 3,904 3,533 - Cambodia 884 1,261 1,374 - Indonesia 51,242 65,407 57,364 - Lao, PDR 302 330 310 - Malaysia 84,097 98,429 87,981 - Myanmar 1,140 1,644 2,322 - Philippines 34,210 37,295 31,243 - Singapore 115,593 138,939 124,506 128,519 Thailand 56,801 67,889 63,190 66,886 Viet Nam 11,540 14,448 15,027 - ASEAN 358,347 429,547 384,886 -
Khi Việt Nam tham gia vào AFTA là đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên, ngành công nghiệp chế biến Việt Nam có điều kiện để xuất khẩu mạnh sang thị trường ASEAN. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ tính đến thị trường hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu cho thi trường ASEAN, để hưởng lợi từ AFTA. Hiện nay, một số nước ASEAN như Singapore, Philippine, Malaysia. . đang mất đi lợi thế về nguồn lao động rẻ, do đó họ đang chuyển một số ngành sản xuất tiêu tốn nhiều lao động sang Việt Nam như sản xuất giầy dép, quần áo, hàng công nghiệp nhẹ... họ quan tâm đến Việt Nam, một thị trường 80 triệu dân.
Đặc biệt với sự phối hợp với các chương trình hợp tác khác trong ASEAN (như hợp tác công nghiệp ASEAN - AICO, hợp tác dịch vụ ASEAN...), các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ sản xuất và quản lý mới, tiến tiến, tăng cường và mở rộng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước lẫn trên thị trường khu vực và quốc tế.
Việc Việt Nam thực hiện cam kết tham gia AFTA là một bước tập dượt để chuẩn bị hội nhập sâu rộng hơn nữa trên thị trường quốc tế và điều này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách mở cửa và hội nhập.
1.3.2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuật lợi các Doanh nghiệp cũng phải nhận thức và có như chuẩn bị thích đáng để đối mặt với các khó khăn mà trong đó điều quan trọng nhất là khả năng cạnh tranh. Tham gia vào AFTA đồng nghĩa với việc chúng ta phải thừa nhận tự do hóa thương mại, tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong nước và khu vực.
Tham gia vào AFTA, các chỉ số kinh tế của ta đều thấp hơn các nước trong khối. Các nước như Thái Lan, Singapore, Philippine... đều đã hoàn thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Hiện nay, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn kém nếu so sánh về giá cả và chất lượng. Hàng nhập ngoại tràn vào sẽ dẫn đến tình trạng rất nhiều ngành công nghiệp địa phương không cạnh tranh được, sản xuất ra không tiêu thụ được, tiêu biểu như một số ngành dệt may, giầy dép, đến gia dụng, hàng công nghiệp nhẹ... Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam và một số nước trong khu vực ASEAN còn quá giống nhau. Có rất nhiều mặt hàng mà ta sản xuất được thì các nước bạn hàng ASEAN cũng đều sản xuất được nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt không những trên thị trường Việt Nam, ASEAN mà cả thị trường ngoài ASEAN.
Trong năm 2001, bức tranh kinh tế thế giới không mấy sáng sủa, tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,3% (giảm 3,4% so với năm 2000), trong khi đó, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,8% là một điều đáng mừng. Việt Nam trở thành một địa chỉ đầu tư tin cậy trong khu vực và trên thế giới. Song, bên cạnh những thành tựu cũng còn không ít những yếu kém, nhất là ở hàng nông sản với các mặt hàng chủ lực như : gạo, cà-phê, hạt điều, hạt tiêu. Năm 2001, xuất khẩu gạo tăng 64% về lượng nhưng kim ngạch giảm 8,5% ; cà-phê tăng xuất khẩu 29% nhưng kim ngạch giảm 20% ; hạt tiêu tăng 62% về lượng, kim ngạch giảm 28%. Tình hình xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2002 cũng có biểu hiện tương tự, khối lượng hàng xuất khẩu tăng 1,1%, trong khi giá hàng xuất khẩu giảm 5,2%, tương đương mức giảm 477 triệu USD. Xuất khẩu hàng sơ chế chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó, hàng công nghiệp chỉ chiếm 38% (Trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan hàng công nghiệp chiếm tới 90%). Dưới đây là một số những khó khăn chủ yếu:
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước còn yếu (về giá cả, chất lượng, hình thức mẫu mã) do quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức quản lý còn kém, năng suất lao động thấp. Trình độ công nghệ của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 30 năm. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam năm 1999 là 48/53, năm 2000 là 49/59, năm 2001 là 62/75. Điều đó nói lên sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất kém. Trước các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan, về thực hiện quy chế Đãi ngộ Quốc gia và Tối huệ quốc để mở đường cho thương mại phát triển, sức ép cạnh tranh ngày càng đè nặng lên hàng hóa Việt Nam trong khi sự cải thiện về chất lượng hàng hóa của chúng ta vẫn còn chậm so với trình độ phát triển của thị trường ASEAN. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam và phần lớn các nước ASEAN là tương đối giống nhau, nhưng chất lượng và sự đa dạng của hàng hóa của Việt Nam trong APEC có sự chênh lệch quá lớn, nên thiếu lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường công nghệ. Đặc biệt là chúng ta bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng hóa của Trung Quốc, nhất là khi nước này ra nhập WTO. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh mà cứ đầu tư dài trải, tự phát thì sẽ gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, từ trạng thái khan hiếm hàng hóa sang dư thừa hàng hóa, từ